SBC Scientific - Sắc ký giấy

Sắc ký giấy

Phương pháp sắc ký giấy cũng như sắc ký lớp mỏng được ứng dụng trong kiểm nghiệm thuốc ví dụ như định tính, thử độ tính khiết, bán định lượng và định lượng.


Có nhiều phương pháp sắc ký khác nhau được phân loại theo cơ chế[1].
-          Dựa vào chế phân tách bao gồm sắc ký hấp thụ, sắc ký phân bố, sắc ký trao đổi ion, sắc lý loại cỡ( rây phân tử, lọc gel hay thấm gel), sắc ký ái lực và điện di.
-          Theo cơ chế pha động bao gồm sắc ký lỏng( liquid chromatography), sắc ký khí( gas chromatography), sắc ký lỏng quá tới hạn( super critical fluid chromatography)
-          Theo hình dạn pha tĩnh gồm có sắc ký mặt phẳng( palar chromatography): sắc ký giấy, sắc ký lớp mỏng; sắc ký cột( column chromatography): sắc ký cột cao áp, cổ điển, hoặc sắc ký khí.
-          Dựa vào áp lực dòng dung môi qua pha tĩnh thì có sắc ký lỏng áp suất thấp( low pressure liquid chromatography), sắc ký lỏng áp suất cao( high pressure liquid chromatography hay gọi là HPLC)
-          Dựa vào phương pháp triển khai bao gồm phương pháp phân tích tuyến, thế chỗ và rửa giải.

Nói cụ thể hơn về cơ chế của phương pháp sắc ký giấy.

Cơ chế dựa vào sự phân bố, trong đó pha tĩnh( có thể là nước) được thấm trên giấy sắc ký. Giấy cấu tạo bằng sợi cellolose có các khoang rỗng sẽ có độ thấm dung môi khác nhau.
Phương pháp sắc ký phẳng gồm sắc ký đi lênsắc ký đi xuống tùy thuộc vào chiều đi pha động. Tỉ lệ khoảng cách đường đi của chất phân tích với đường đi của pha động tính từ điểm đặt chất phân tích gọi là Rf, Rf=a/b trong đó a là khoảng cách di chuyển chất phân tích, b là khoảng cách di chuyển dung môi [2]. Giá trị Rf bao giờ cũng nhỏ hơn 1. Trong trường hợp sắc ký liên tục không còn xác định được giới tuyến của dung môi, người ta dùng hệ số Rr, là tỉ lệ khoảng cách từ đường đi chất đối chiếu tới đường đi chất phân tích. Giá trị Rr có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 1. Người ta thường chọn giá trị Rr vì nó ổn định hơn trong so sánh. Các giá trị Rf và Rr của nhiều hoạt chất quen thuộc trong dược liệu kèm theo hệ dung môi triển khai thường có sẵn trong tài liệu để dễ so sánh đối chiếu.
Sau khi chạy sẽ ra sắc ký đồ, các chất được đánh giá bằng màu sắc, kích thước. Hình dạng các chất hiện ra là các vệt có thể quan sát bằng ánh sáng thường hoặc ánh sáng tử ngoại trước và sau khi phun chất hiện màu. Để đánh giá chất nào đó khi đối chiếu chất phân tích và chất chuẩn thì phải dùng 3 loại dung môi khác nhau. Trong nhiều trường hợp để cho chắc chắn người ta dùng sắc ký hai chiều. Ví dụ trên khổ giấy vuông 60 hoặc 40 cm người ta chấm dung dịch cần phân tích ở mép giấy cách tờ giấy 4-6cm. Sau khi chạy lần 1, đưa tờ giấy sang buồng sắc ký thứ 2, quay tờ giấy 1 góc 90o, và chạy lần 2 với dung môi thứ 2. Sau khi hiện màu, các vết sẽ phân bố trên mặt phẳng, chứ không phải trên đường thẳng.

sac-ky-giay.jpg

Sắc ký giấy được xếp vào sắc ký pha thuận, ứng dụng chạy cho các chất phân cực trung bình tới mạnh như gycosid, hợp chất polyphenol, các acid hữu cơ phân tử nhỏ, acid amin, các monosaccharid và oligosaccharide. Có thể thu một lượng mẫu nhỏ bằng phương pháp này, cụ thể là chấm các mẫu thử thành các băng, sau khi chạy, cắt các băng chất được tách ra rồi phản ứng hấp thụ bằng dung môi tương ứng. Làm nhiều lần có thể thu được lượng chất tinh khiết cần thiết. Phương pháp này còn nhiều hạn chế, do đó được thay bằng sắc ký lớp mỏng

Thông tin liên hệ: 
CTY TNHH TMDV KHOA HỌC SBC VIETNAM
Hotline: 0945677929
Email: info@sbc-vietnam.com

Nguồn tham khảo: 
1.       http://www.duoclieu.org/2012/07/phuong-phap-sac-ky-duoc-lieu.html
2.       http://tailieu.vn/doc/phuong-phap-sac-ky-giay-732543.html

Nhà phân phối