Các gốc Nitrate là nguồn cung cấp Nitơ cho cây. Ví dụ như KNO3 vừa là nguồn cung cấp Nito cho cây vừa là nguồn cung cấp Kali cho cây. Kali giúp cho cây khỏe mạnh. Kali( Potassium) nằm trong 3 chất cần thiết cho cây( N, P, K).
Trong nuôi cấy mô thực vật, các gốc Nitrate đóng vai trò quan trọng là nguồn cung cấp Nito. Môi trường nuôi cấy mô được người ta bắt chước giống như môi trường tự nhiên bên ngoài, nhằm cung cấp đầy đủ các loại khoáng vi lượng, đa lượng, vitamin, vân vân. Trong phạm vi bài viết sẽ nói 3 gốc Nitrate hay được sử dụng đó là NaNO
3, KNO
3, NH
4NO3.
Bắt đầu với KNO3, Có thể nói Kali( potassium) nằm trong 3 chất cần thiết cho cây bao gồm Nito, Phospho, Kali. Kali tồn tại chủ yếu ở huyết tương tế bào và không bào và hoàn toàn không có mặt trong nhân tế bào. Hầu hết kali trong tế bào thực vật (80%) tồn tại trong dịch tế bào, chỉ khoảng 20% là tồn tại ở dạng hấp phụ trao đổi với thể keo trong huyết tương và không bào. Mặc dù không trực tiếp tham gia vào cấu trúc vật chất cấu tạo nên tế bào nhưng kali lại có vai trò quan trọng trong việc ổn định các cấu trúc này và hỗ trợ cho việc hình thành các cấu trúc giầu năng lượng như ATP trong quá trình quang hợp và phosphoril hóa. Kali ảnh hưởng trước tiên đến việc tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương, nâng cao khả năng phân tán của chúng mà nhờ đó giúp cây giữ nước tốt, tăng khả năng chống hạn. Kali giúp cây tăng cường tích lũy tinh bột trong củ khoai tây và đường saccaro trong cây củ cải đường và đường đơn trong rất nhiều loại cây rau quả khác nhau. Kali tăng cường tính chống rét và sự chống chịu qua mùa đông của cây nhờ nó làm tăng lực thẩm thấu của dịch tế bào. Kali cũng giúp cây tăng cường khả năng kháng các bệnh nấm và vi khuẩn. Kali giúp cây tăng cường khả năng tổng hợp các hợp chất hydrat các bon cao phân tử như cellulo, hemicellulo, các hợp chất peptit v.v.. nhờ đó làm cho các loại cây hòa thảo cứng cáp, chống đổ tốt. Kali giúp cho cây tăng cường tổng hợp và tích lũy hàng loạt các vitamin, có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật. Thiếu kali gây ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất trong cây. Thiếu kali sẽ làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các men, làm phá hủy quá trình trao đổi các hợp chất carbon và protein trong cây, làm tăng lượng tiêu thụ đường cho quá trình hô hấp, gây lép hạt, làm giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống hạt giống dẫn đến ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng mùa màng.
Biểu hiện thiếu kali có thể thấy là: Các lá già trở nên vàng sớm và bắt đầu từ bìa lá sau đó bìa lá và đầu lá có thể trở nên đốm vàng hoặc bạc, bìa lá chết và bị hủy hoại và lá có biểu hiện như bị rách. Thiếu kali làm chậm lại hàng loạt các quá trình hóa sinh ,làm xấu đi hầu như tất cả các mặt của quá trình trao đổi chất. Thiếu kali sẽ làm chậm quá trình trình phân bào, sự tăng trưởng và sự dài ra của tế bào. Thiếu kali còn làm giảm năng suất quang hợp và trực tiếp dẫn đến giảm sản lượng mùa màng. Ngược lại, sự dư thừa kali cũng không tốt cho cây. Dư thừa ở mức thấp gây đối kháng ion, làm cây không hút được đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như magie, natri v.v.., Dư thừa ở mức cao có thể làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và dinh dưỡng nói chung, ảnh hưởng xấu đến năng suất mùa màng.
NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA KALI TRONG CÂY:
Kali (K) có nhiều chức năng sinh lý quan trọng, điều tiết các hoạt động sống của thực vật thông qua các tính chất hoá lý, hoá keo của tế bào. K đóng vai trò quan trọng trong các quá trình hô hấp, quang hợp, vận chuyển sản phẩm quang hợp, trao đổi đạm và tổng hợp protit. K Tham gia hoạt động hoá trên 60 enzym, làm tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của bộ rễ . K làm tăng sức chống chịu của cây trồng với các điều kiện bất lợi như đất bí, khô hạn, nhiệt độ, gió và các rối loạn về sinh lý . K làm giảm tính mẫn cảm của cây đối với bệnh hại và cải thiện tính đề kháng đối với côn trùng . Nhờ đó, K làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
NHU CẦU KALI CỦA CÂY TRỒNG:
Các loại cây trồng có nhu cầu K khác nhau và khả năng hấp thụ, vận chuyển K cũng khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Năng suất , giống lai và giống thường, cường độ canh tác, lượng K dễ tiêu trong đất, đặc tính hút K/ngày , đêm của từng cây. Hầu hết các cây trồng đều có nhu cầu K cao hơn so với đạm và lân, các loại cây có củ, cây ăn quả, mía, bắp cải có nhu cầu kali từ cao đến rất cao (300-1000 kg K2O/ha). Nhu cầu K của cây trồng thay đổi suốt vụ và gia tăng đặc biệt trong thời kỳ sinh trưởng mạnh tới khi ra hoa kết quả. Nhu cầu K của cây có quan hệ tương tác với nhiều yếu tố dinh dưỡng khác đặc biệt là quan hệ với đạm. Khi bón tăng đạm thì nhất thiết phải bón thêm K, hiệu quả của K sẽ lớn hơn khi tăng P, S, Zn và một số vi lượng.
Vai trò của Nito( đạm)
Là một nguyên tố quan trọng bật nhất trong các nguyên tố cấu tạo nên sự sống. Đạm có trong thành phần tất cả các protein đơn giản và phức tạp, mà nó là thành phần chính của màng tế bào thực vật, tham gia vào thành phần của axit Nucleic (tức ADN và ARN), có vai trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi vật chất của các cơ quan thực vật. Đạm còn có trong thành phần của diệp lục tố, mà thiếu nó cây xanh không có khả năng quang hợp, có trong các hợp chất Alcaloid, các phecmen và trong nhiều vật chất quan trong khác của tế bào thực vật .
Biểu hiện Thiếu đạm (N) cây sinh trưởng còi cọc, lá toàn thân biến vàng. Thiếu đạm có nghĩa là thiếu vật chất cơ bản để hình thành tế bào nên khả năng sinh trưởng bị đình trệ, hàng loạt các quá trình sinh lý - sinh hóa trong cây cũng bị ngưng trệ, diệp lục ít được hình thành nên làm lá chuyển vàng .
Tuy nhiên nếu bón thừa đạm cũng không tốt. Thừa đạm sẽ làm cho cây không chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ, làm tích lũy nhiều dạng đạm vô cơ gây độc cho cây. Thừa đạm sẽ làm cho cây sinh trưởng thái quá, gây vóng. Các hợp chất các bon phải huy động nhiều cho việc giải độc đạm nên không hình thành được các chất “xơ” vì vậy làm cây yếu, các quá trình hình thành hoa quả bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu hoạch v.v..
Vai trò của P( lân)
Lân cũng quan trọng không kém so với đạm. Thiếu lân không một tế bào sống nào có thể tồn tại. Nucleoproteid là vật chất di truyền tối quan trọng trong nhân tế bào không thể thiếu thành phần Phospho (lân). Nucleoproteid là hợp chất của protein và axit nucleic , mà axit nucleic có chứa Phospho. Axit nucleic là một hợp chất cao phân tử có tính chất như một chất keo. AND và ARN là 2 dạng tồn tại của axit nucleic. Cấu trúc của 2 chất này cực kỳ phức tạp và đóng vai trò “sao chép lại các đặc điểm sinh học” cho đời sau. Trong thành phần của axit nucleic Phospho chiếm khoảng 20% (Quy về P2O5) và axit nucleic tồn tại trong mọi tế bào và trong tất cả các mô và bộ phận của cây. Phospho còn có trong thành phần của rất nhiều vật chất khác của cây như phitin , lexitin, saccarophosphat v.v.. các chất này đều có vai trò quan trọng trong thực vật nói chung , trong đó có cây cà phê , Cây ăn quả , cây ca cao , cao su và tất cả các loại cây trông khác.
Biểu hiện thiếu lân (phospho) là những lá già có những mảng mầu huyết dụ (tía). Cây thiếu lân thì quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ và sự tích lũy đường saccaro xảy ra đồng thời. Cây thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng. Khi lá chưa biến sang mầu tía thì mầu lá bị tối lại so với cây có đủ lân. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm lại và quá trình chín cũng bị kéo dài. Tuy nhiên thừa lân lại làm cho cây sử dụng lân tồi hơn, vì trong trường hợp này rất nhiều lân nằm ở dạng vô cơ, nhất là ở các bộ phận sinh trưởng. Thừa lân làm cho cây chín quá sớm, không kịp tích lũy được một vụ mùa năng suất cao.
Vai trò của lưu huỳnh, gốc SO4
Hàm lượng trong cây từ 0,2-1,0% khối lượng chất khô.
Các dạng dễ tiêu đối với thực vật là các muối sunfat của axit H2SO4 như CaSO4, MgSO4, NaSO4. Các dạng hợp chất SO3, SO2, H2S…thường độc đối với thực vật.
- Vai trò cấu trúc:
+ Là thành phần của 3 axit amin có trong thành phần của protein là xistein, xistin và metionin, có vai trò trong quá trình trao đổi chất và năng lượng.
+ S có trong thành phần của coenzym như CoA là cơ sở phân tử của quá trình trao đổi chất trong tế bào.
+ Là thành của chất kháng sinh penicilin. S trong các chuỗi polipeptit với nhóm SH tham gia tạo nên cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein. Các cầu nối disunfit giữa các chuỗi polipeptit hay giữa các đoạn của một chuỗi có tác dụng ổn định cấu trúc phân tử protein.
- Vai trò điều tiết: giữ ổn định thế năng oxy hóa khử của tế bào.
Khi cây bị thiếu S, lá chuyển thành màu lục nhạt, cây chậm lớn.
- Tác hại và triệu chứng thiếu lưu huỳnh:
Thiếu lưu huỳnh ức chế sự tổng hợp các axit amin và prôtêin chứa lưu huỳnh, giảm cường độ quang hợp, giảm tốc độ sinh trưởng. Khi thiếu lưu huỳnh nghiêm trọng sinh tổng hợp diệp lục bị phá hoại và cơ thể bị phân giải. Triệu chứng thiếu lưu huỳnh là lá có màu xanh nhạt và hóa vàng giống với triệu chứng thiếu nitơ. Triệu chứng bắt đầu từ lá non nhất.
Thông tin liên hệ:
CTY TNHH TMDV KHOA HỌC SBC VIETNAM
Tel: 0868400109
Hotline: 0945677929
Email: info@sbc-vietnam.com