SBC Scientific - Thương hiệu Cafe Starbucks được thành lập như thế nào?

Thương hiệu Cafe Starbucks được thành lập như thế nào?

Hãy cùng tìm hiểu về thương hiệu cafe nổi tiếng khắp thế giới được thành lập như thế nào? Có phải Howard Schultz là người thành lập? Ngoài uống cafe Starbucks thì người ta còn cảm nhận được gì khác?
facebook-sbc.png   wordpress-logo.png   twitter-16x16.png   youtube-16x16.png   google-plus-icon.png   pinterest-logo-16x16.png   blogger-16x16.png   google-sites.PNG  sbc-logo-16x16.jpg
ca-phe-Starbucks-duoc-thanh-lap-nhu-the-nao.jpg

Hai nhà sáng lập của Starbucks là Gorden Bowker và Jerry Baldwin, họ là những người tiên phong trong lĩnh vực cafe cao cấp ở nước Mỹ. Những người sáng lập Starbucks hoàn toàn không giống với những doanh nhân bình thường. Họ đều có xuất thân văn chương, Jerry là giáo viên Anh Ngữ, Gordon là nhà văn còn cộng sự thứ ba của họ, Zev Siegl, dạy môn lịch sự. Zev, là con trai của chỉ huy trưởng dàn nhạc Giao hưởng Seattle. Họ có điểm chung là đam mê điện ảnh, văn học, nhạc cổ điển, nghệ thuật ẩm thực, và cà phê thượng hạng. 

Vậy ý định của họ có phải là xây dựng nên một đế chế cà phê không? Họ sáng lập cafe Starbucks chỉ một lý do duy nhất là họ muốn Seattle được tiếp cận với loại cafe và trà thượng hạng nhất. 

Người cha tinh thần của Starbucks chính là Alfred Peet, ông là người Hà Lan đầu tiên đã mang những hạt cafe rang sẫm màu đên nước Mỹ. Ông luôn sẵn sàng dành hàng giờ để cho những ai muốn học hỏi kinh nghiệm về cà phê và trà tuyệt vời nhất thế giới. Ông là con của một thương nhân cà phê ở Amsterdam, Alfred Peet lớn lên với niềm say mê cafe từ nơi xa lạ như Indonesia, Đông Phi hay vùng Caribe. Ông kể lại những hôm bố ông mang về rất nhiều túi cà phê nhỏ nhét đầy túi áo khoác. Mẹ ông lúc đó sẽ pha 3 ấm riêng, mỗi ấm là một sự pha chế riêng, và nêu ý kiến của bà. Thời trẻ ông làm cho hãng cà phê lớn nhất thành phố, về sau khi trở thành thương nhân buôn cà phê, ông đã tới những nơi xa xôi như Java và Sumatra, ngày ngày tôi luyện vị giác của mình cho đến khi ông nhận ra sự khác biệt tinh tế nhất giữa các loại cà phê từ những quốc gia và khu vực khác nhau. 

Năm 1955, Peet đến Mỹ và đã hết sức kinh ngạc, nơi có nền kinh tế phát triển nhất thế giới mà cà phê ở đây vô cùng tệ hại. Hầu hết dân Mỹ uống là cà phê Robusta, loại cà phê hạng hai mà các thương nhân ở London và Amsterdam coi là thứ hàng hóa rẻ tiền. Rất ít cà phê arabica được đến với Bắc Mỹ, hầu hết được chuyển sang châu Âu, nơi hết sức khắc khe và tuyển chọn trong thưởng thức. 

Năm 1950, khơi sự tại San Francisco, Alfred Peet bắt đầu nhập cà phê arabica vào Mỹ. Nhu cầu lúc này rất thấp vì hầu như không có người Mỹ nào nghe tới. Ông luôn tin rằng phải rang cà phê đậm màu, theo phong cách Châu Âu, vì như thế mới khơi dậy được toàn bộ hương vị hạt cà phê mà ông nhập về. Ông luôn phân tích từng túi cà phê và đệ nghị cách rang phù hợp với đặc điểm từng loại. Ông coi cà phê như rượu vang, đánh giá từng loại dựa trên nguồn gốc, xuất xứ, độ tuổi, và thời điểm thu hoạch. Ông tạo ra công thức pha trộn của riêng mình, dấu hiệu cho thấy một bậc thầy thực thụ. 

Jerry và Gorden là hai trong số người đầu tiên nhận ra được giá trị đặc biệt trong cà phê thượng hạng của Peet. Một ngày đẹp trời tháng 8 năm 1970, trên đường về nhà sau một chuyến đi nhiều tiếng đồng hồ để mua cà phê ở Murchie's. Gorden như bị lóa mắt. Ngay lúc đó một tiếng vang lên: Hãy mở một cửa hàng cà phê ở Seattle, Jerry lúc đó thích ý tưởng ngay lập tức. Zev sống ở cạnh nhà Gorden cũng thích ý tưởng này. Mỗi người góp 1.350 USD và vay thêm ngân hàng 5.000 USD để mở Starbucks. Vào thời điểm này không ai dám mở một tiệm bán lẻ như vậy, nhưng Starbucks đã làm điều không ai làm. 

Năm 1971 thành phố Seattle lâm vào một cuộc suy thoái lớn gọi là Boeing Bust. Bắt đầu từ năm 1969, Boeing là nhà tuyển dụng lao động lớn nhất Seattle, suy sụp đến mức họ tinh chế số người lao động từ 100.000 người thành 38.000 người trong vòng 3 năm. Các các khu vực đẹp như đồi Capitol nhà cửa đều trống trơn và không một bóng người. Năm 1971, đúng năm Starbucks khai trương cửa tiệm đầu tiên của mình. Cũng trong thời điểm đó, một dự án đo thị mới đang đe dọa san bằng khu chợ Pike Place. Một nhóm các nhà đầu tư muốn phát triển một trung tâm thương mại với khách sạn, phòng hội nghị và bãi đỗ xe. Trong một cuộc trưng cầu ý dân, cư dân Seattle đồng loạt bỏ phiếu ủng hộ việc bảo tồn Pike Place. 

Seattle lúc này như thành phố bị cô lập, chí có những người máu phiêu lưu mới chuyển đến đây sống, cách xa gia đình mình ở miền Đông, miền Trung hay California ngàn dặm, đôi khi Seattle chỉ là điểm dừng chân trên đường đến những mỏ vàng, những rặng núi và những hồ cá lớn ở Alaska. Đa số những gia đình ở đây đều liên quan đến ngành khai thác gỗ. Chịu ảnh hưởng nặng nề từ những người Nauy và Thụy Điển nhập cư đầu thế kỷ, dân Seattle có xu hướng khá lịch thiệp và không ưa phô trương. 

Những người sáng lập Starbucks không nghiên cứu thị trường. Mục đích của họ là thỏa mãn nhu cầu của chính họ- đối với cà phê chất lượng cao. Vào những năm 1960, các thương hiệu lớn ở Mỹ bắt đầu cạnh tranh về giá cả, để cắt giảm chi phí họ trộn các loại cà phê thứ cấp trong những công thức pha chế của mình, họ sẵn sàng hy sinh hương vị cà phê. Chất lượng vô cùng tệ hại bất chấp những lời quảng cáo tán dương hương vị tuyệt vời của nó. 

Ba người Jerry, Gorden và Zev quyết tâm tiên phong theo phong cách riêng của mình, dù lúc đó chỉ thu hút được một số rất ít người sành sỏi cà phê. 
Gorden trao đổi về đặt tên với đối tác sáng tạo của mình Terry Heckler để tìm ra một cái tên cho cửa hiệu. Gorden nhất quyết đặt Pequod, tên con tàu trong tiểu thuyết Moby Dick của Melville. Nhưng Terry phản đối, ' Cậu điên rồi! chẳng ai uống một tách Pee*quod cả.'. Các đối tác đều nhất trí rằng họ muốn một cái tên đặt biệt và có liên quan đến miền Tây Bắc. Terry nghiên cứu tên gọi các trại mỏ tồn tại vào thời điểm chuyển giao thế kỷ ở khu vực Núi Rainer và chon được tên Starbo. Sau một thời gian động não và tranh luận, cái tên Starbucks ra đời. Vốn là người đam mê văn chương, Jerry liên hệ ngay tên gọi mới này với Moby Dick: người đầu tiên bước lên tàu Pequod có tên là Starbucks. Cái tên gợi nhớ những chuyến đi của các thương nhân cà phê đầu tiên trên thế giới. 

Terry xem xét hàng đống tài liệu sách báo về hàng hải chi đến khi anh sáng tạo ra một logo dựa trên một hình khắc gỗ cũ kỹ xuất hiện vào thế kỷ thứ mười sáu ở Nauy: Một nàng tiên cá hay còn gọi mà mỹ nhân Ngư, hai đuôi bao quanh là tên gọi ban đầu của cừa hiệu, Cà phê, Trà và Gia Vị Starbucks. Hình ảnh mỹ nhân Ngư ngực trần đó được sáng tạo nhằm để thể hiện sự thu hút của cà phê Starbucks. 

Starbucks khai trương không mấy ồn ã và tháng Tư năm 1971. Cửa hiệu được thiết kế theo phong cách cổ điển, như thể nó nằm đó bao thập kỷ. Mọi chi tiết đều được làm thủ công. Một bức tường dài được che phủ bởi các kệ gỗ, bức đối diện thì trưng bày các loại cà phê nguyên hạt, phải có đến tầm 30 loại khác nhau. Cà phê được pha trong tách sứ để cảm nhận hết tinh túy của cà phê. Những chiếc tách sứ này buộc khách hàng phải ở lại thêm ít phút để lắng nghe câu chuyện về cà phê. 

Chủ nhân của Starbucks đã liên tục cải thiện học hỏi cách rang pha cà phê mới, danh tiếng của cửa hiệu ngày càng vang xa. Cửa hiệu tiếp theo cũng được khai trương, lượng khách hàng yêu mến loại cà phê thượng hàng của dần tăng lên. Seattle đã bắt đầu đón nhận sự tinh tế của cà phê Vùng Vịnh. Họ cho rằng chất lượng cà phê là điều tối quan trọng, nhất là Jerry , anh kiên định khắc sâu những quan điểm mạnh mẻ và mục tiêu không thỏa hiệp nhằm hướng tới sự hoàn hảo của mình lên công ty còn non nớt. Anh chỉ tìm cách mang lại cho khách hàng thứ mà họ cần thưởng thức. 

Công thức dẫn đến thành công của Starbucks ngay từ đầu là chú trọng đến chất lượng sản phẩm, liên tục cải tiến trong cách rang xay cà phê. Loại cà phê arabica được sử dụng và rang đậm màu. Loại cà phê robusta rẻ tiền thường được bán trong siêu thị, không áp dụng quy trình rang đậm màu được vì sẽ làm cháy cà phê. Nhưng hạt cà phê arabica chịu được sức nóng này, và hạt cà phê càng rang sẫm màu thì hương vị của nó càng trọn vẹn. 

Howard Schultz đã mê mẫn khi lần đầu thăm cửa hiệu, xem xét cách rang cà phê, cảm nhận được nơi này sẽ là một phần của anh. Phải mất hơn một năm Howard mới thuyết phục được Jerry thuê mình, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bỏ công việc 70.000USD một năm, từ bỏ bao nhiêu uy tín đã gầy dựng, từ bỏ chiếc xe hơi và những cửa hàng để rồi anh được gì? Việc từ bỏ đến một nơi xa xôi cách 3,000 dặm, để tham gia một doanh nghiệp bé tẹo chỉ vỏn vẹn 5 cửa hiệu khiến bạn bè băn khoăn nhất là mẹ của Howard. Chính Howard là người thuyết phục các nhà sáng lập vươn ra ra khỏi địa hạt Seattle, trở thành một công ty quốc gia, hiện diện khắp nước Mỹ. Thậm chí sau khi đã thuyết phục và nhận lời đề nghị từ anh, các nhà sáng lập rất lo ngại sẽ thay đổi hướng đi của công ty, nên từ chối anh. Mọi thứ trở nên điên đảo, Howard với niềm tin và đam mê mãnh liệt cho Starbucks đã không lùi bước, anh quyết tâm thuyết phục Jerry. Howard cho rằng, cuộc sống là một chuỗi những cú đánh suýt hỏng. Nhưng đa số những gì chúng ta cho là may mắn đều không phải là vận may. May mắn chỉ đến khi ta biết nắm bắt từng ngày trôi qua và chấp nhận trách nhiệm vì tương lai của bản thân. May mắn chỉ đến khi ta nhìn thấy được những gì người khác không nhìn thấy, và theo đuổi chúng cho dù người khác có nói gì đi chăng nữa. Một khi bạn thực sự tin tưởng vào chính bản thân và giấc mơ của mình, bạn đơn giản chỉ làm việc cho tất cả những gì có thể nắm giữ được vận mệnh trong tay và biến giấc mơ thành hiện thực. 

Chẳng có thành công vĩ đại nào đến nhờ vận may.

Starbucks hiện tại là một công ty đa quốc gia, có giá trị 85,3 tỷ USD nằm trong danh sách xếp hạng của Forbe. Sự hiện diện của hàng ngàn cửa hiệu Starbucks trên thế giới đều mang triết lý và tâm huyết của những nhà sáng lập. Đến với Starbucks để được trải nghiệm chốn thứ ba sau nhà ở và nơi công sở, trải nghiệm được hương vị cà phê thượng hạng...

Nguyen Dang Jul 31, 2016

Nhà phân phối