SBC Scientific - Phân tích về vắcxin dịch vụ và vắcxin Quinvaxem

Phân tích về vắcxin dịch vụ và vắcxin Quinvaxem

Gần đây, sau sự kiện nhập lô vắcxin Pentaxim của Pháp về Việt Nam vừa qua, tôi thấy truyền hình và báo chí nhà nước đưa quá nhiều bài viết giải thích về sự tốt đẹp của vắcxin Quinvaxem và sự hiểu sai của người dân đối với vắcxin này [1]. Những bộ trưởng, thứ trưởng, cục trưởng, viện trưởng y tế (và cả phó thủ tướng) Việt Nam thay nhau một mặt ra sức khen ngợi vắcxin miễn phí Quinvaxem tốt hơn vắcxin dịch vụ và, mặt khác, đổ lỗi cho các công ty dược nước ngoài về việc xảy ra tình trạng khan hiếm vắcxin dịch vụ trong những năm gần đây.
Vacxin.jpg
facebook-sbc.png   wordpress-logo.png   twitter-16x16.png   youtube-16x16.png   google-plus-icon.png   pinterest-logo-16x16.png   blogger-16x16.png   google-sites.PNG  sbc-logo-16x16.jpg
Thực ra nhiều tuyên bố của họ trên báo chí truyền thông không hoàn toàn chính xác, lập lờ và dễ gây hiểu lầm. Tôi quyết định viết bài này để giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về các vắcxin dịch vụ (Infanrix hexa và Pentaxim) và vắcxin Quinvaxem của chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR).
 
 
Thông tin về 3 loại vắcxin
 
- Pentaxim là vắcxin phối hợp của công ty dược Sanofi Pasteur, Pháp, được sản xuất bởi Sanofi Pasteur tại Pháp và Thái Lan. Pentaxim được đưa vào sử dụng đầu tiên vào khoảng năm 1997.
 
- Infanrix hexa là vắcxin của tập đoàn dược GlaxoSmithKline, Anh, được sản xuất bởi GlaxoSmithKline tại Bỉ. Infanrix hexa được đưa vào sử dụng đầu tiên vào khoảng năm 2000.
 
- Quinvaxem là vắcxin của tập đoàn dược Crucell, Hà Lan, được sản xuất bởi công ty Berna Biotech Korea tại Hàn Quốc. Quinvaxem được sử dụng đầu tiên vào năm 2006.
 
Vắcxin phối hợp là gì?
 
Đầu tiên cần phải hiểu rằng 3 loại vắcxin trên đều là vắcxin phối hợp. Vắcxin phối hợp có thể hiểu đơn giản là trộn lẫn nhiều loại vắcxin đơn lại với nhau để tiêm 1 lần thay vì phải tiêm riêng ra nhiều lần (ví dụ những vắcxin phối hợp 5 trong 1 trên giảm số lượng mũi tiêm từ 12 mũi xuống còn 4 mũi).
 
Chúng ta sẽ xem 3 loại vắcxin phối hợp này phòng chống những bệnh gì:
-Vắcxin Infanrix hexa là vắcxin phối hợp phòng 6 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do vi khuẩn Hib gây ra (6 trong 1).
 
-Vắcxin Pentaxim là vắcxin phối hợp phòng 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và Hib (5 trong 1).
-Vắcxin Quinvaxem là vắcxin phối hợp phòng 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và Hib (5 trong 1).
 
Từ phân chia bên trên có thể thấy rằng các vắcxin không hoàn toàn tương đương nhau:
Nếu nói về số bệnh phòng được thì có thể thấy vắcxin Infanrix hexa là đầy đủ nhất.
Vắcxin Pentaxim không phòng viêm gan B.
Vắcxin Quinvaxem không phòng bại liệt.
 
Cho nên, các bậc cha mẹ phải chú ý những điều sau:
Nếu trẻ đã được tiêm đủ liều Quinvaxem thì vẫn cần cho trẻ uống vắcxin bại liệt theo chương trình TCMR.
Nếu trẻ được tiêm đủ liều Pentaxim thì sau này cần phải đưa trẻ đi tiêm vắcxin phòng viêm gan B. Vắcxin phòng viêm gan B không nằm trong chương trình TCMR, cho nên sẽ phải trả tiền.
Nếu trẻ được tiêm đủ liều Infanrix hexa thì không cần cho trẻ uống vắcxin bại liệt theo chương trình TCMR nữa.
Trong trường hợp thiếu một loại nào đó, 3 loại vắcxin này có thể hoán đổi cho nhau, tuy nhiên:
Nếu hoán đổi Pentaxim và Infanrix hexa thì coi như tiêm đủ liều Pentaxim. Sau này nên cho trẻ tiêm phòng viêm gan B.
Nếu hoán đổi Quinvaxem và Infanrix hexa thì coi như tiêm đủ liều Quinvaxem. Nên cho trẻ uống vắcxin bại liệt theo chương trình TCMR.
Nếu hoán đổi Quinvaxem và Pentaxim thì chỉ phòng được 4 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván và Hib. Nên cho trẻ uống vắcxin bại liệt theo chương trình TCMR và sau này nên cho trẻ tiêm phòng viêm gan B.
 
Thành phần vắcxin
 
Thành phần của 3 loại vắcxin có thể xem tại đây: Infanrix hexa [2], Quinvaxem [3], Pentaxim [4]).
 
Bây giờ chúng ta sẽ nói về sự khác biệt trong thành phần của 3 loại vắcxin trên. Thành phần của Infanrix hexa và Pentaxim gần như tương đương (trừ việc Pentaxim không có kháng nguyên viêm gan B). Đối với Quinvaxem thì lại khác.
 
Sự khác biệt lớn nhất giữa thành phần của vắcxin Quinvaxem và 2 vắcxin Infanrix hexa và Pentaxim là:
Kháng nguyên ho gà của Quinvaxem sử dụng là vi khuẩn ho gà bất hoạt, trong khi đó kháng nguyên ho gà của Infanrix hexa và Pentaxim là protein tinh khiết chiết xuất từ bề mặt vi khuẩn ho gà. Những vắcxin sử dụng kháng nguyên là toàn bộ tế bào vi khuẩn như Quinvaxem thường được gọi là vắcxin toàn bào. Những vắcxin sử dụng kháng nguyên không phải toàn bộ tế bào vi khuẩn như Infanrix hexa và Pentaxim thường được gọi là vắcxin vô bào.
Thành phần của Quinvaxem có chất thiomersal, các vắcxin Infanrix hexa và Pentaxim không sử dụng chất này trong sản xuất và bảo quản.
 
Bây giờ chúng ta sẽ phân tích xem 2 sự khác biệt này giữa Quinvaxem và 2 vắcxin vô bào Infanrix hexa và Pentaxim có lớn không.
Về vấn đề thành phần kháng nguyên ho gà
Vi khuẩn gây bệnh cho người là nhờ vào một số protein đặc biệt của vi khuẩn đó được gọi là độc tố. Những protein độc tố này là thứ mà hệ miễn dịch phải tiêu diệt đầu tiên để bảo vệ cơ thể. Độc tố của vi khuẩn thường nằm ở bề mặt hoặc tách ra khỏi vi khuẩn.
 
Thành phần kháng nguyên của các vắcxin vô bào như Infanrix hexa và Pentaxim là các protein độc tố của vi khuẩn được khử hoạt (toxoid):
 
Acellular-Vaccine-components.jpg
 
Thành phần kháng nguyên ho gà của vắcxin Quinvaxem là toàn bộ tế bào vi khuẩn ho gà:
 
 
Whole-cell-vavvine-components.jpg

Bất cứ khi nào có protein lạ xâm nhập vào cơ thể mà không bị các men tiêu hóa đánh tan thành các axít amin thì hệ miễn dịch đều sẽ phản ứng với chúng. Càng nhiều protein lạ vào người thì cơ thể càng phải phản ứng nhiều hơn. Phản ứng càng mạnh của hệ đề kháng sẽ càng tạo ra các triệu chứng dị ứng nặng. Khi sử dụng vắcxin vô bào như Pentaxim (acellular pertussis - aP), chúng ta chỉ đưa vào cơ thể một số lượng nhỏ protein cần thiết để kích thích tạo ra các tế bào nhớ và kháng thể. Khi sử dụng vắcxin toàn bào như Quinvaxem (whole cell pertussis - wP) thì chúng ta đưa vào cơ thể một số lượng lớn protein có trong tế bào vi khuẩn ho gà. Bởi vậy, đương nhiên vắcxin Quinvaxem gây phản ứng dị ứng thường xuyên hơn. Tuy nhiên, vắcxin toàn bào wP cho thời gian miễn dịch ho gà tốt hơn những vắcxin vô bào aP (về vấn đề này tôi sẽ nói thêm ở bên dưới).
 
Về thành phần thiomersal
Thiomersal là một hợp chất thủy ngân hữu cơ rất độc, trước đây được sử dụng khá phổ biến trong thành phần các chất bảo quản nhờ khả năng khử trùng và nấm rất tốt. Thiomersal được sử dụng trong quá trình sản xuất Quinvaxem (theo lời của nhà sản xuất), cho nên trong thành phần của vắcxin này có thể tìm được dấu vết thiomersal.
 
Một số người có thể lý luận rằng liều lượng thiomersal trong thành phần vắcxin Quinvaxem quá nhỏ để có thể gây ngộ độc. Điều này là đúng, tuy nhiên thành phần nhỏ này vẫn có thể gây ra các phản ứng dị ứng cho cả trẻ em và người lớn (cũng giống như dấu vết protein của trứng trong vắcxin sởi vẫn có thể gây dị ứng cho những người mẫn cảm với trứng). Nghiên cứu năm 2007 cho thấy có khoảng 1,9% người Na Uy bị dị ứng với mọi sản phẩm (bao gồm vắcxin) có chứa chất thiomersal trong thành phần [5]. Tỷ lệ người bị dị ứng với các sản phẩm có chứa chất thiomersal tại Đức thậm chí còn cao hơn: 6,6% [6]. Đặc biệt, tỷ lệ dị ứng thiomersal ở những người có bệnh mãn tính là rất cao, ví dụ, nghiên cứu năm 2011 tại Ba Lan cho thấy có đến 11,7% những trẻ em độ tuổi 7-8 tuổi và 37,6% trẻ em độ tuổi thiếu niên 16-17 tuổi có bệnh chàm mãn tính bị dị ứng với thiomersal [7].
 
Tiến sĩ Russel Blaylock, một trong những bác sĩ phẫu thuật não hàng đầu thế giới, trong nghiên cứu của mình cũng từng nhấn mạnh rằng các kim loại nặng như thiomersal kết hợp với kháng nguyên có thể gây ra sự phát triển không bình thường trong não, làm cho cơ thể sau này trở thành siêu nhạy cảm với chất độc môi trường, và đó có thể là nguyên nhân gián tiếp tạo nên sự tăng trưởng của các ca ung thư như hiện nay [8]. Cho nên, theo ông, trong thành phần vắcxin tuyệt đối không được có kim loại nặng như thiomersal.
 
Bởi những lý do này, hiện nay gần như tất cả các quốc gia phát triển đều cấm sử dụng thiomersal trong sản xuất vào bảo quản vắcxin dành cho trẻ em.
 
Nguồn gốc Quinvaxem
 
 
Từ những năm 1990, Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) đã đặt ra mục tiêu giảm 2/3 số lượng tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi tại các quốc gia đang phát triển. Nằm trong những bước để đạt mục tiêu này, UNICEF đã đấu giá một hợp đồng sản xuất vắcxin phối hợp để phòng những căn bệnh đang hoành hành ở những quốc gia nghèo. Công ty Crucell đã thắng hợp đồng sản xuất vắcxin phối hợp trị giá 230 triệu USD này nhờ đưa ra mức giá rẻ nhất [9].
 
Crucell giao nhiệm vụ sản xuất loại vắcxin mới này cho công ty con của mình là Berna Biotech Korea. Berna ký thỏa thuận với công ty Chiron (công ty con của tập đoàn dược Thụy Sỹ Novartis) để mua lại 4 trên 5 thành phần kháng nguyên là bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và Hib. Điều đó có nghĩa là Berna chỉ trực tiếp sản xuất thành phần kháng nguyên ho gà mà thôi. Năm 2006 Cục quản lý dược và thực phẩm Hàn Quốc đã cấp phép cho công ty Berna Biotech Korea sản xuất loại vắcxin mới có tên là Quinvaxem này [10]
 
Vắcxin Quinvaxem bắt đầu được UNICEF và GAVI mua và phân phối đại trà cho các nước nghèo theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới (WHO) vào cuối năm 2006 đầu năm 2007. Bởi dân số các quốc gia đang phát triển chiếm đến hơn 83% dân số thế giới, Quinvaxem đã dần trở thành vắcxin đang được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, qua đó biến vắcxin này thành con gà đẻ trứng vàng cho tập đoàn Crucell. Theo thông báo tài chính của công ty, tổng doanh thu năm 2006-2010 của Crucell chỉ riêng Quinvaxem đã gần 1 tỷ USD, chiếm 1/3 doanh thu hàng năm của hãng [11].
 
Những scandal liên quan đến Quinvaxem
 
Sau khi Quinvaxem được phân phối cho các quốc gia nghèo trên thế giới, đã bắt đầu xảy ra nhiều trường hợp trẻ phản ứng nặng và một số trường hợp tử vong.
 
Điển hình có thể kể đến là những trường hợp trẻ tử vong do sốc phản vệ sau tiêm Quinvaxem tại Sri Lanka, Bhutan, Pakistan và Ấn Độ vào những năm 2008-2011 [12]:
Năm 2008, Sri Lanka đã ngừng sử dụng Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng của mình sau khi có ít nhất 5 trẻ tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm.
Cùng thời gian này, tại Pakistan có 13 trẻ tử vong sau khi tiêm Quinvaxem.
WHO đã đưa ra kết luận điều tra của mình rằng những cái chết của trẻ em tại Sri Lanka và Pakistan không liên quan đến Quinvaxem mà là do trùng hợp. Sri Lanka sau đó đã quay lại sử dụng vắcxin Quinvaxem.
Vào năm 2009, Bhutan đã dừng Quinvaxem sau khi có 8 trẻ tử vong chỉ sau 2 tháng thử nghiệm vắcxin này.
WHO đưa ra kết luận điều tra rằng các trường hợp tử vong tại Bhutan là do một loại virus viêm não chứ không liên quan đến Quinvaxem. Khác với Sri Lanka, chính phủ Bhutan không chấp nhận kết luận điều tra của WHO và không cho phép tái sử dụng Quinvaxem. Nước này sau đó cũng không ghi nhận thêm trường hợp “viêm não” nào sau khi dừng sử dụng Quinvaxem nữa.
Năm 2011, có ít nhất 21 trẻ tử vong sau tiêm vắcxin Quinvaxem tại Ấn Độ.
Năm 2010, một nhóm các giáo sư, bác sĩ nhi khoa, các nhà hoạt động y tế Ấn Độ, đứng đầu là thư ký bộ Y tế Ấn Độ K.B. Saxena, giáo sư về sức khỏe cộng đồng Jawaharlal Nehru của trường Đại học Dehli, 3 nhà thành lập Tổ chức kiểm soát y dược Ấn Độ Debabar Banerji, Imrana Qadeer và Ritu Priya, cố vấn bộ Tài chính Ấn Độ N.J. Kurian đã chính thức cáo buộc WHO thay đổi các tiêu chí đánh giá tác dụng phụ của thuốc với mục đích che giấu sự nguy hiểm và liên quan của Quinvaxem đến những cái chết của trẻ em tại Sri Lanka và Pakistan [13].
 
Các đồng tác giả bản cáo buộc trên đã chỉ ra rằng WHO đã không thực hiện các tiêu chí chuẩn đưa ra từ trước để phân loại các tác nhân gây nên những phản ứng nặng và những cái chết sau khi tiêm vắcxin Quinvaxem. Nhóm này đã áp dụng các phương pháp chuẩn để đánh giá nguyên nhân tử vong và đi đến kết luận hoàn toàn ngược lại với kết luận của WHO.
 
Các tác giả cũng đặt ra một câu hỏi rộng hơn là: “Nếu ai cũng làm như WHO, tự cho mình cái quyền thay đổi phương pháp đánh giá và điều tra tai biến trong y học thì chẳng phải tất cả những ca tử vong trong các bệnh viện trên thế giới sẽ đều có thể đổ cho những nguyên nhân không rõ ràng và sinh mạng của bệnh nhân sẽ trở thành trò đặt cược may rủi hay sao?”.
 
Bản cáo buộc này có thể được tìm thấy trên ấn bản quý 4 của tạp chí y học danh tiếng của Anh BMJ (British Medical Journal) năm 2010.
 
 
Một vài điều về WHO
 
Các bạn có thể hỏi, tại sao một tổ chức như WHO lại đi bảo vệ những điều sai trái?
 
Vấn đề ở đây nằm ở đề tài muôn thuở - đó là tiền, rất nhiều tiền. Là một cơ quan của LHQ, WHO, cũng như LHQ, được hình thành với những tiêu chí rất tốt đẹp. Tuy nhiên hiện nay, vai trò của LHQ và WHO đã giảm sút rất nhiều, và điều đó không phải tự nhiên.
 
WHO là một tổ chức y tế có tiếng nói rất lớn trên thế giới, cho nên những người điều hành rất dễ bị cám dỗ bởi những sự mua chuộc bên ngoài. Ngân sách hàng năm của WHO phình lên nhanh chóng trong những thập niên thế kỷ 21 này và nay đã lên đến 4 tỷ USD, trong đó chỉ có 930 triệu USD là từ LHQ, hơn 3 tỷ USD còn lại WHO nhận được từ những "khoản đóng góp tự nguyện". Cùng với số tiền này là những scandal (xì căng đan) tham nhũng xảy ra trong Tổ chức y tế thế giới ngày càng nhiều.
 
Có thể kể đến những ví dụ gần đây như:
Trường hợp tổng giám đốc của WHO năm 1995 Jong Wook Lee đã che giấu thành phần hCG (human chorionic gonadotrophin) trong vắcxin uốn ván tại Philippines [14].
Scandal cán bộ lãnh đạo của WHO Albert Osterhaus bịa đặt số liệu về dịch H1N1 để kiếm lời cho công ty GSK gần 1 tỷ USD năm 2009 [15].
Scandal năm 2012 WHO nhận tiền của hãng Coca Cola để che giấu những tác hại liên quan đến các bệnh tiểu đường, tim mạch của các sản phẩm hãng này lên sức khỏe người tiêu dùng [16].
Scandal cán bộ cao cấp của WHO Charles R. Denham nhận hối lộ 12 triệu USD của công ty CareFusion để thay đổi khuyến cáo về các sản phẩm ngăn ngừa nhiễm trùng trong phẫu thuật năm 2014 [17], v.v.
Việc WHO bị các công ty dược chi phối hiện nay hoàn toàn không còn là bí mật gì nữa. Công ty dược nào "đóng góp" nhiều hơn thì WHO sẽ khen sản phẩm công ty đó tốt hơn, đơn giản là vậy.
 
Hiện tại tiếng nói của WHO chỉ còn hiệu lực mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển do sự yếu kém của nền y tế những quốc gia này và sự phụ thuộc của họ vào các nguồn viện trợ quốc tế liên quan đến WHO. Tại nhiều quốc gia có nền y tế mạnh như Mỹ, Nga, châu Âu, Canada, Úc, v.v., bộ y tế các nước thường đưa ra những khuyến cáo của riêng mình (nhiều khi còn ngược lại với những khuyến cáo của WHO).
 
Mặc dù vậy, WHO hiện nay vẫn là một trong những tổ chức y tế quyền lực nhất thế giới. Những khuyến cáo của WHO ngày nay vẫn có tính chất tư vấn rất cao, đặc biệt là đối với những đất nước có nền y tế lạc hậu. Tuy nhiên, do những bê bối của mình, WHO không còn là kim chỉ nam cho ngành y tế của nhiều quốc gia nữa.
 
 
Về những phản ứng của Quinvaxem
 
Việc Quinvaxem gây ra phản ứng thường xuyên hơn rất nhiều so với các vắcxin vô bào là chuyện tất cả (bao gồm WHO và bộ Y tế Việt Nam) đều phải công nhận.
 
Tất cả các trường hợp trẻ em thiệt mạng sau khi tiêm vắcxin Quinvaxem tại các nước đều có chung kịch bản, đó là sau khi tiêm Quinvaxem, ở trẻ em xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, khó thở, co giật rồi tử vong. Trong đó, một số nạn nhân nhỏ tuổi có bệnh bẩm sinh nhưng rất nhiều bé trước khi tiêm chủng có sức khỏe tốt. Việc WHO không nhận thấy hay cố tình không nhận thấy mối liên hệ giữa loại vắcxin này và các trường hợp trẻ em thiệt mạng ở các nước là điều đáng ngạc nhiên.
 
Vào năm 2013, một số cán bộ của chính ngành Y tế Việt Nam đã từng phát biểu trên báo chí về Quinvaxem như sau:
Viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Nguyễn Trần Hiển đã từng nói: "Vacxin dịch vụ có tính an toàn gấp 10 lần vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng chúng ta đang áp dụng" [18].
Cục trưởng Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu cũng từng phải nói: "Phản ứng phụ của văcxin tiêm dịch vụ ít hơn loại tiêm chủng mở rộng. Lý do là vì văcxin dịch vụ có sử dụng thành phần ho gà vô bào - tinh chất hơn, trong khi Quinvaxem là toàn tế bào".
GS Nguyễn Đình Bảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm định vaccin và sinh phẩm, từng nhấn mạnh: “Việc dừng vaccin Quinvaxem sau khi đã có hàng chục trẻ tai biến nặng và 10 ca tử vong là quá muộn màng nhưng có còn hơn không” [19].
Rất tiếc phải thông báo với các bạn rằng nhiều bài báo đăng những lời nói trên và nhiều phát ngôn khác đã và đang bị âm thầm xóa bỏ. Cách đây khoảng 1 năm tôi vẫn tìm thấy tràn ngập những phát ngôn này trên Internet, thế nhưng, khi viết bài này, tôi đã không còn tìm được nhiều nữa, hoặc nhiều link tìm được nhưng đường dẫn đến bài viết đã bị xóa.
 
vacxin-dich-vu-co-tinh-an-toan-gap-10-lan.jpg
 
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trang facebook như trang của Phòng tiêm chủng SAFPO [20] vẫn còn giữ lại những thông tin này. Ngoài ra, tôi cũng tin rằng không ít người trong số các bạn cũng đã từng đọc những bài phỏng vấn trên.
 
Về việc tại sao họ lại xóa các bài viết này và ai ra lệnh cho họ làm vậy, tôi xin để các bạn tự tìm câu trả lời.
 
 
Tại sao bộ Y tế Việt Nam không đổi vắcxin Quinvaxem?
 
Việt Nam bắt đầu chương trình TCMR và được UNICEF viện trợ vắcxin từ năm 1981 đến nay. Trước năm 2010, UNICEF và GAVI tài trợ Việt Nam chủ yếu là những vắcxin DPT (bạch hầu, uốn ván, ho gà), bại liệt, sởi và BCG (lao). Bắt đầu từ năm 2010, theo khuyến cáo của WHO, bộ Y tế Việt Nam đã thay thế DPT bằng Quinvaxem (phòng được thêm 2 bệnh viêm gan B và Hib) trong chương trình TCMR (Quyết định số 845/QĐ-BYT ngày 17/03/2010).
 
Vào năm 2013, vắcxin Quinvaxem đã từng bị ngừng sử dụng tại Việt Nam sau khi trong vòng 4 tháng đầu năm có 12 trẻ tử vong sau khi tiêm Quinvaxem (tổng cộng 27 trường hợp tử vong sau tiêm Quinvaxem trong vòng 3 năm, 63 trường hợp tử vong trong vòng 7 năm tại Việt Nam [21]).
 
WHO đã điều tra và đưa ra kết luận giống như các trường hợp “điều tra” trước đây rằng những cái chết của trẻ em không liên quan đến Quinvaxem mà do “trùng hợp ngẫu nhiên bệnh lý khác mắc kèm”.
 
Về kết luận của WHO về Quinvaxem năm 2013, bác sĩ, trưởng khoa Nhi Bệnh viện St. Stephens - New Delhi, Ấn Độ, đã từng đưa ra ý kiến sau [22]:
stephens.jpg
“Theo tôi, đó là một đánh giá sai lầm và vô cùng thiếu trách nhiệm. Trước khi nói về vắc xin Quinvaxem, hãy để tôi đưa ra một ví dụ.
 
Chúng ta đều biết Penicillin là loại thuốc kháng sinh rất hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi bạn tiêm Penicillin, bác sĩ luôn thử phản ứng trên da để kiểm tra xem bạn có mẫn cảm với thuốc không. Nếu mẫn cảm, cơ thể bạn sẽ phản ứng tiêu cực khi tiêm Penicillin. Thậm chí bạn có thể bị thiệt mạng. Việc 200 hay 2 000 người khác không mẫn cảm và không gặp vấn đề gì về sức khỏe khi tiêm Penicillin hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì đối với bạn. Chúng ta luôn phải xác định xem thuốc có gây phản ứng hay không và chỉ cho bệnh nhân dùng sau khi đã thử phản ứng.
 
Các bằng chứng cho thấy vắc xin Quinvaxem gây ra phản ứng ở trẻ em theo cách tương tự Penicillin. Tuy nhiên chẳng ai thử phản ứng trước khi tiêm vắc xin. Do đó Quinvaxem đã gây chết người ở tất cả các nước chúng được sử dụng.
 
Theo tôi, các nước đang phát triển như Ấn Độ hay Việt Nam đừng nên kỳ vọng các tổ chức quốc tế như WHO trở thành nhà trung gian thành thật giữa các nước này và các công ty sản xuất vắc xin vì lợi nhuận. WHO nói rằng tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 là “chương trình tốt” nhưng tốt cho ai? Chắc chắn là tốt cho các hãng sản xuất vắc xin rồi. Nhưng còn trẻ em các nước đang phát triển thì sao?
 
Sức khỏe của cộng đồng quan trọng hơn lợi nhuận của các hãng dược. Và giới truyền thông phải có trách nhiệm báo động cho cộng đồng. Các bạn hãy đưa thông tin đầy đủ, chính xác về mọi trường hợp tử vong do vắc xin để chính phủ, công chúng, các bậc cha mẹ nắm được vấn đề và đòi hỏi lời giải thích thỏa đáng từ WHO và các hãng dược.
 
Hãy đứng về phía trẻ em, những nạn nhân tiềm tàng của vắc xin 5 trong 1, để ngăn chặn những cái chết đau lòng.
 
Theo tôi, các nước đang phát triển như Việt Nam cần đề cao cảnh giác trước những lời quảng bá của các hãng sản xuất vắc xin và những tư vấn của các tổ chức quốc tế chịu ảnh hưởng của các hãng dược. Chính phủ các nước này cần phát triển những phương pháp, phương tiện nghiên cứu riêng dựa trên các cơ chế khoa học đã được kiểm chứng để đánh giá chất lượng và tác động của vắc xin. Bởi nhiệm vụ của ngành y tế, của các bác sĩ là bảo vệ sinh mạng của trẻ em chứ không phải quảng bá cho các loại vắc xin có chất lượng đáng ngờ.”
 
 
Sau khi có kết luận của WHO, bộ Y tế Việt Nam quyết định tiếp tục sử dụng Quinvaxem vào chương trình TCMR.
 
Tại sao bộ Y tế Việt Nam lại làm vậy mà không thay thế Quinvaxem bằng các vắcxin khác?
 
Lý do cũng vẫn là tiền. Quinvaxem được UNICEF và GAVI viện trợ miễn phí cho Việt Nam. Nếu thay vắcxin, bộ Y tế Việt Nam sẽ phải bỏ ra khoảng 700-800 tỷ VND/năm để mua vắcxin. Khả năng lớn là, để tiết kiệm số tiền này, Bộ Y tế sẽ theo đuổi Quinvaxem cho đến năm 2020.
 
 
“Tỷ lệ tử vong cho phép khi tiêm vắcxin” của bộ Y tế Việt Nam đưa ra là cái gì?
 
Để bảo vệ quyết định của mình, bộ Y tế Việt Nam nghĩ ra một khái niệm quái thai là “tỷ lệ tử vong cho phép (chấp nhận được) khi tiêm vắcxin”. Nguyên văn lời nói của Cục trưởng cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu là như sau: “Nếu tỷ lệ tử vong nằm trong khuyến cáo cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới thì vẫn phải tiêm chủng để tránh dịch bệnh bùng phát” [23].
 
Thực ra Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ chấp nhận vắcxin có thể gây phản ứng (sốt, sưng tại vết tiêm, đỏ da) chứ không có và không bao giờ có giới hạn hay khuyến cáo cho phép nào đối với tử vong. Trên thế giới cũng chỉ có những khái niệm như tần suất/tỷ lệ xảy ra phản ứng hay nguy cơ rủi ro, chứ không có khái niệm tỷ lệ tử vong cho phép.
 
Nguy cơ rủi ro hay nguy cơ tử vong khi dùng thuốc là có thật, nhưng đây là khái niệm hoàn toàn khác khái niệm “tỷ lệ tử vong cho phép” của bộ Y tế Việt Nam. Để giải thích về việc này, tôi xin làm một ví dụ dựa theo của bác sĩ Úc gốc Việt nổi tiếng Nguyễn Văn Tuấn.
nguyen-van-tuan.jpg
Ví dụ như sau:
 
Bạn đang sống ở một nơi có nguy cơ bị lây nhiễm một loại bệnh, chẳng hạn như bệnh viêm màng não. Nguy cơ tử vong của viêm màng não là 10%. Bây giờ có một loại vắcxin mới có thể phòng được bệnh này hoàn toàn, tuy nhiên nguy cơ tử vong nếu tiêm thuốc là 1%.
 
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: “Có nên dùng vắcxin này hay không?”
 
Kết quả câu trả lời trong một nghiên cứu tượng tự cho thấy số người chấp nhận dùng vắcxin dao động tùy theo vai trò người được hỏi:
Người nhà: 48%.
Bác sĩ: 63%.
Cán bộ của tổ chức (bộ, sở, cục) y tế: 73%.
Kết quả trên cho thấy, khi mối quan hệ giữa người trả lời và bệnh nhân (người bị tiêm) càng xa thì họ càng sẵn sàng dùng vắcxin. Đây chính là một chứng cứ về tư duy “chẳng trực tiếp liên quan đến tôi, nên tôi mạnh tay”. Kết quả trên có thể hiểu rằng người ta không muốn đem nguy cơ cho chính mình, nhưng sẵn sàng đem nguy cơ cho người khác nhân danh trách nhiệm (ở đây không tính đến yếu tố lợi ích cá nhân). Nếu người bị tiêm là người nhà của những vị cán bộ kia, câu trả lời có lẽ đã khác.
 
Cho nên, có thể thấy rằng không thể có và không ai có thể đưa ra tỷ lệ tử vong cho phép được. Cũng không ai có quyền hạn “cho phép” người khác (hoặc con cái người khác) được chết theo đúng “quy trình” do mình tự đặt ra.
 
Số trẻ em tử vong do tiêm vắcxin Quinvaxem có thể nhỏ bé so với số trẻ em không tử vong sau tiêm, tuy nhiên con số “nhỏ bé” này lại là quá lớn và những mất mát này là không thể định lượng được đối với những gia đình có con cháu bị tử vong vì tiêm vắcxin. Việc các bậc phụ huynh Việt Nam vẫn đang lặn lội đi tìm và xếp hàng ngày đêm để cho con mình được tiêm vắcxin dịch vụ cho thấy họ không hề cho bộ Y tế Việt Nam hoặc bất cứ ai cái quyền đặt ra “giới hạn cho phép tử vong” đối với con cái họ.
 
Phát biểu của bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến rằng “Phải chấp nhận có tai biến trong tiêm vắcxin” [24] tôi cho là không chấp nhận được. Người nhà trẻ em cần phải được giải thích và tư vấn đầy đủ về những lợi ích, rủi ro, tai biến có thể xảy ra, và quyết định tiêm chủng (chấp nhận rủi ro) hay không, dùng loại vắcxin nào cho trẻ phải là quyết định của từng phụ huynh. Cha mẹ của trẻ trước khi đưa ra quyết định của mình phải có quyền tiếp cận thông tin trung thực về lợi ích và nguy cơ phản ứng sau tiêm, phải được quyền lựa chọn loại vắcxin tốt và cơ sở y tế tốt cho con em mình, thay vì chấp nhận lựa chọn của người khác, những người nhân danh y tế.
 
 
Có phải vắcxin nào cũng như nhau?
 
Câu hỏi này giống như câu hỏi “Có phải 2 chiếc sedan LIfan Solano và Audi A4 là như nhau?” Cùng là những chiếc xe oto con để phục vụ gia đình nhưng chất lượng và sự an toàn của xe oto Audi A4 vượt trội so với xe oto Lifan Solano (mặc dù không ai nói rằng đi Audi A4 nếu xảy ra tai nạn sẽ không bao giờ tử vong). Cũng tương tự như vậy, 2 loại vắcxin cùng phòng chống những loại bệnh giống nhau có thể có giá thành và chất lượng rất khác nhau.
 
Các trường hợp trẻ em tử vong sau khi tiêm vắcxin tại các quốc gia phát triển mặc dù vẫn có, tuy nhiên thấp hơn gấp nhiều lần so với các nước đang phát triển. Điều này liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố chất lượng vắcxin là một trong những yếu tố quyết định.
 
Chúng ta có thể lấy ví dụ nước Mỹ và Việt Nam để làm một mô hình đơn giản so sánh chất lượng vắcxin đang dùng tại 2 nước (trong mô hình này tôi tạm thời loại bỏ các yếu tố khác ngoài yếu tố chất lượng vắcxin):
 
Tại Việt Nam hàng năm có khoảng 1,5 triệu trẻ được sinh ra, ở Mỹ con số này là khoảng 4 triệu, tức là gấp khoảng 2,5 lần Việt Nam. Trong trường hợp trẻ em ở 2 nơi được tiêm số lượng vắcxin bằng nhau (loại vắcxin khác nhau nhưng phòng những loại bệnh giống nhau), nếu không có sự khác biệt về chất lượng giữa các loại vắcxin thì, theo lý ra, số trẻ tử vong sau tiêm vắcxin tại Mỹ sẽ phải cao hơn Việt Nam khoảng 2,5 lần. Thực ra, trẻ em Mỹ còn bị tiêm số lượng vắcxin nhiều hơn gấp đôi so với trẻ em Việt Nam (trẻ Việt Nam từ 0 đến 15 tháng tuổi phải nhận vào cơ thể 6 loại vắcxin khác nhau trong khi trẻ ở Mỹ cùng độ tuổi phải nhận 13 loại vắcxin khác nhau), cho nên, theo lý ra, số trẻ tử vong sau tiêm vắcxin tại Mỹ sẽ ở khoảng gấp 4-5 lần so với số trẻ tử vong sau tiêm vắcxin tại Việt Nam.
 
Thực tế lại hoàn toàn khác. Số trẻ em Việt Nam tử vong sau tiêm vắcxin (theo thông tin chính thức) chỉ riêng Quinvaxem trung bình đã hơn 10 trẻ/năm [21], nếu tính tất cả các loại vắcxin thì con số này là khoảng 10-20 trẻ/năm. Trong khi đó ở Mỹ, một năm trung bình chỉ có 0-2 trường hợp báo cáo trẻ tử vong sau khi tiêm vắcxin. Trong trường hợp chất lượng vắcxin như nhau, kể cả nếu chúng ta đưa các yếu tố ảnh hưởng khác vào, kết quả cũng không thể ngược với logic như vậy. Điều này cho thấy chất lượng các vắcxin được sử dụng tại Việt Nam không thể bằng với chất lượng vắcxin được sử dụng tại Mỹ hoặc các quốc gia phát triển khác.
 
 
Khái niệm an toàn
 
Tháng 6 năm 2013, khi được chất vấn về an toàn của vắcxin khi Việt Nam tái sử dụng vắcxin Quinvaxem, ông Nguyễn Trần Hiển, Chủ nhiệm chương trình tiêm chủng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, nói rằng “Tôi xin nói rằng, không có vắc-xin nào an toàn 100%” [44]. Đến tháng 3/2015, ông Nguyễn Trần Hiển lại nói câu đó. Trong một câu trả lời rất dài, ông nói rằng “không có vắc xin nào là an toàn 100%”. [45]. Rồi đến đầu tháng 11/2015, bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lại lặp lại câu nói “Không có loại vắc xin nào là an toàn 100%” [46] và đưa phỏng vấn của ông Hiển lên trang facebook chính thức của mình [47]. Nhưng cái "an toàn" ở đây là gì? Cả hai người, Bộ trưởng và Viện trưởng, đều không giải thích. Họ cũng không giải thích nếu không 100% thì là bao nhiêu? Cả hai người cũng chẳng có gì để nói thêm! Đó là điều đáng tiếc.
 
Khái niệm an toàn là một khái niệm tương đối chứ không phải tuyệt đối. Khi chúng ta nói con voi to, đó là một so sánh rằng con voi to hơn con người nhưng con voi là bé soi với những vật thể khác như cá voi, quả đồi, tòa nhà v.v.
 
Câu nói “không có vắcxin nào an toàn 100%” do các vị lãnh đạo ngành y tế Việt Nam lập đi lập lại trên báo chí là một câu nói khá khó hiểu. Câu nói này cũng giống như nếu tôi nói “không có thực phẩm nào an toàn 100%”, “không có trò chơi nào an toàn 100%”, hay “không có nước uống nào sạch 100%” v.v. Đây là câu nói gần như vô giá trị. Chẳng có gì trên đời này tuyệt đối 100% cả. Chúng ta chỉ có thể sử dụng khái niệm an toàn trong trường hợp so sánh chứ không thể sử dụng khái niệm này vào 1 vật thể đơn độc.
 
Các vắcxin vô bào cũng tuân theo nguyên tắc cơ bản chủng ngừa của Pasteur và có nhiệm vụ gây phản ứng của hệ miễn dịch của cơ thể. Những phản ứng này, tùy vào các yếu tố bên trong và bên ngoài, cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người được chủng ngừa. Cho nên, không phải là cứ tiêm vắcxin vô bào là chắc chắn không nguy hiểm. Tuy nhiên, về mức độ an toàn, nếu đem so sánh các vắcxin vô bào với vắcxin Quinvaxem, vắcxin vô bào chắc chắn có độ an toàn cao hơn vắcxin Quinvaxem. Không phải tự nhiên mà các quốc gia phát triển (những quốc gia đi đầu về khoa học, công nghệ, y tế, pháp luật, đời sống) đã ngừng sử dụng các vắcxin toàn bào từ khi sinh ra công nghệ sản xuất vắcxin vô bào.
 
 
Về vấn đề nhập khẩu vắcxin
 
Nhìn những ông bố bà mẹ Việt Nam lặn lội xếp hàng đăng ký vắcxin cho con mình, ai cũng sẽ phải tự hỏi: “Tại sao vắcxin dịch vụ những năm gần đây lại khan hiếm đến vậy?”
 
Thực ra trước khi đưa Quinvaxem vào chương trình TCMR, những vắcxin dịch vụ như Infanrix hexa và Pentaxim không hề hiếm trên thị trường Việt Nam. Vậy tại sao từ khi đưa Quinvaxem vào sử dụng một thời gian thì những vắcxin dịch vụ trên trở nên khan hiếm, thậm chí khan hiếm trong một thời gian dài như vậy?
 
Một số đại diện ngành y tế Việt Nam gần đây đổ lỗi việc này cho các nhà sản xuất vắcxin dịch vụ, thậm chí họ còn nói đến tình hình cung ứng khó khăn của những vắcxin Infanrix hexa và Pentaxim trên toàn cầu (mặc dù chưa một quốc gia phát triển nào bị thiếu những vắcxin này).
 
Các đại diện ngành y tế Việt Nam này cũng khẳng định rằng bộ Y tế Việt Nam không ngăn cản doanh nghiệp nhập vắcxin dịch vụ về nước.
 
Trước khi vào chủ đề, chúng ta hãy thử suy luận về những câu hỏi sau:
Nếu một công ty có tổng doanh thu khoảng 359 triệu USD/năm như Crucell [28] có thể sản xuất đủ số liều vắcxin đặt hàng hằng năm thì tại sao một công ty sản xuất vắcxin lâu năm và có tổng doanh thu gần 35 tỷ USD như GSK [29] hay công ty sản xuất vắcxin đầu tiên trên thế giới Sanofi Pasteur với doanh thu 33 tỷ EUR [30] lại không thể sản xuất đủ vắcxin để cung cấp cho các doanh nghiệp đặt hàng? Trong trường hợp xảy ra sự cố thì không lẽ hàng nghìn nhà máy sản xuất vắcxin trên thế giới của cả 2 công ty đều xảy ra sự cố không thể khắc phục trong vòng 3 năm qua?
Khi người dân đã phải đồng ý bỏ số tiền lớn để bay sang Singapore tiêm chủng, các doanh nghiệp Việt Nam không lẽ không nhìn thấy lợi ích kinh doanh khi nhập vắcxin ngoại hay sao? Trừ khi là họ bị cản trở.
Thực ra lý do khan hiếm vắcxin dịch vụ theo tôi nằm ở chính bộ Y tế Việt Nam, nói chính xác hơn là do sự cản trở của cơ quan này.
 
Những cản trở chính của bộ Y tế Việt Nam tạo cho doanh nghiệp có thể nhắc tới là:
 
      1. Bộ Y tế Việt Nam hạn chế tối đa số lượng doanh nghiệp có thể nhập vắcxin.
 
Nói riêng về vắcxin Pentaxim, hiện nay chỉ có đúng 3 (!!!) doanh nghiệp được bộ Y tế Việt Nam cấp phép nhập vắcxin này [31]. Trong khi Việt Nam cần ít nhất 3 triệu liều/năm, 3 doanh nghiệp này không thể có đủ khả năng tài chính, cơ sở vật chất và nhân viên để nhập khẩu, bảo quản và phân phối vắcxin với số lượng trên.
 
Nói hạn chế số lượng doanh nghiệp nhập khẩu để bảo đảm chất lượng vắcxin là không đúng (trong khi bộ Y tế Việt Nam không hề hạn chế số lượng công ty nhập khẩu những mặt hàng khác cho trẻ em như thuốc, sữa, thức ăn dặm, tã bỉm, dụng cụ vệ sinh v.v.). Cũng cần nói rằng những công ty sản xuất vắcxin nước ngoài cũng rất quan tâm bảo vệ thương hiệu của mình. Các nhà sản xuất như GSK hay Sanofi Pasteur sẽ chỉ ký hợp đồng với những doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi khắt khe của họ về khâu đoạn vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắcxin theo tiêu chuẩn châu Âu và do người của chính hãng kiểm tra và giám sát.
 
Việc bộ Y tế hạn chế số lượng doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng vắcxin đến mức thấp nhất như hiện nay là lý do thứ nhất tại sao xảy ra tình trạng khan hiếm vắcxin dịch vụ.
 
      2. Lý do thứ 2 nằm ở cơ chế cấp phép lưu hành vắcxin.
 
Dưới đây là sơ đồ quy trình nhập khẩu vắcxin Pentaxim vào Việt Nam [32]:
 
quy-trinh-nhap-khau-Pentaxim-vao-viet-nam.jpg
 
Đầu tiên là quy trình lấy mẫu kiểm định. Sau khi 3 doanh nghiệp Việt Nam trên nhập các lô hàng vắcxin về đến Việt Nam, số hàng này sẽ không được kiểm định ngay (mặc dù ngày giờ lô hàng về đến Việt Nam đã được báo cáo cho Bộ hàng tháng trước đó). Các doanh nghiệp sẽ phải bảo quản vắcxin cả tháng trời trong kho bảo quản chỉ để chờ Viện kiểm định vắcxin cho người xuống lấy mẫu đem đi kiểm định.
 
Tiếp theo là khâu kiểm định. Cụ thể là Viện kiểm định quốc gia Văcxin và sinh phẩm y tế Việt Nam sẽ xác nhận lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn hay không bằng cách thí nghiệm trên động vật (!?) [31]. Điều này là cực kỳ vô lý bởi:
Thí nghiệm trên động vật không thể khẳng định chất lượng và sự an toàn của vắcxin.

Bất cứ sản phẩm y dược châu Âu nào trước khi được cấp phép ít nhất cũng phải trải qua 7 giai đoạn thí nghiệm, trong đó thí nghiệm trên động vật (trong vòng ít nhất 2 năm) mới chỉ là giai đoạn thử nghiệm sơ khai. Sau đó vắcxin còn phải qua giai đoạn thống kê, 3 giai đoạn thử nghiệm trên người với tổng thời gian 5-7 năm, giai đoạn kiểm tra và giai đoạn giám sát rồi mới trình lên lấy giấy phép.
 
IDN-application.jpg
Việc bộ Y tế Việt Nam đem mẫu thuốc đã được cơ quan y tế châu Âu cấp phép và đang được lưu hành trên thế giới gần 20 năm nay để đi thử trên động vật là một điều khó có người có thể giải thích được (trừ chính những người nghĩ ra điều này). Trong khi đó, quá trình kiểm tra chất lượng vắcxin Quinvaxem thì lại rất sơ sài, chỉ căn cứ đơn thuần vào soát xét hồ sơ.
 
Quá trình kiểm định (trên động vật) này cũng kéo dài nhiều tháng. Trong thời gian này, các lô vắcxin của doanh nghiệp nhập về vẫn phải bị giữ trong kho lạnh để chờ cho đến khi có kết quả.
 
Quá trình cấp phép lằng nhằng (và vô lý) này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí, thời hạn vắcxin và thời điểm cung cấp vắcxin.
 
      3. Một trở ngại nữa do bộ Y tế Việt Nam nghĩ ra làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhập khẩu vắcxin là quy định về hạn ngạch nhập khẩu vắcxin dựa trên đề xuất của các trung tâm y tế dự phòng khu vực.
 
Để mua vắcxin các doanh nghiệp sẽ phải đặt hàng số lượng vắcxin chính xác với nhà sản xuất trước 1-2 năm. Các trung y tế dự phòng Việt Nam, thay vì đưa ra một con số nhất định, mỗi năm đều đưa ra những đề xuất khác nhau. Việc này gây rất nhiều khó dễ cho doanh nghiệp để quyết định số lượng vắcxin đặt hàng bởi nếu đặt nhiều thì có nguy cơ lớn là sẽ không được cấp phép lưu hành. Đó là chưa nói đến việc doanh nghiệp phải nhập số lượng lớn mới có lãi nhưng nếu bộ Y tế đặt ra hạn ngạch thấp thì làm sao họ nhập được?
 
     4. Một số trở ngại nữa liên quan đến việc doanh nghiệp nhập vắcxin là phải có hợp đồng với cơ sở y tế có giấy phép của bộ Y tế để tiêm vắcxin. Cơ sở y tế tiêm vắcxin này cũng có thể đưa ra mức hạn ngạch của mình v.v.
 
Các bạn đọc có thể hỏi tại sao bộ Y tế Việt Nam lại ngăn cản các doanh nghiệp nhập vắcxin dịch vụ?
 
Câu trả lời nằm ở quy chế "cạnh tranh để được viện trợ" của tư bản. Nguyên tắc của quy chế này nằm ở điểm nguồn viện trợ bao giờ cũng ít hơn số đối tượng cần viện trợ, cho nên, để được nhận viện trợ, các đối tượng cần cạnh tranh với nhau (ví dụ chấp nhận những điều kiện sử dụng nguồn viện trợ, đưa ra phương án cam kết hoàn thành chỉ tiêu của nhà viện trợ v.v.).
 
Để được nhận viện trợ vắcxin Quinvaxem, bộ Y tế Việt Nam chắc chắn cũng phải cam kết với các điều kiện của những tổ chức viện trợ, ví dụ như hoàn thành chỉ tiêu tiêm đủ bao nhiêu liều hàng năm, không để xảy ra đại dịch v.v. 
 
Ngoài yếu tố trên, cũng không thể bỏ qua yếu tố tham nhũng có thể xảy ra trong đội ngũ lãnh đạo y tế, đặc biệt là tại một quốc gia có chỉ số tham nhũng cao như Việt Nam (đứng thứ 119/174 [33]). Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng Quinvaxem nhiều nhất thế giới. Công ty Hàn Quốc sản xuất Quinvaxem Berna mặc dù không trực tiếp nhưng thực ra là đang gián tiếp bán vắcxin này cho Việt Nam, cho nên việc họ đút lót các cán bộ lãnh đạo nhà nước và ngành y tế Việt Nam là không phải không thể xảy ra.
 
 
Phân tích một số phát biểu khác trên báo chí và truyền thông Việt Nam
 
      - Báo chí Việt Nam gần đây thường xuyên nhắc đi nhắc lại rằng Quinvaxem được sử dụng phổ biến tại 94 quốc gia thế giới [34].
 
Đây là một thông tin sai sự thật và, theo tôi, được đưa ra để gây hiểu lầm cho người dân.
 
Theo thông báo của WHO, trên thế giới có trên 90 quốc gia ĐÃ TỪNG SỬ DỤNG Quinvaxem [35]. Điều này khác hoàn toàn câu văn ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN tại những quốc gia đó. Bản thân Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác cũng đã từng trong một thời gian ngắn sử dụng hoặc thử nghiệm vắcxin Quinvaxem trong quá khứ. Tuy nhiên sau đó, khi phát hiện sự kém an toàn của vắcxin này, họ đã dừng sử dụng hoặc một số quốc gia còn thậm chí là cấm Quinvaxem trên lãnh thổ của mình từ lâu.
 
"Đã được sử dụng" và "sử dụng phổ biến" có ý nghĩa khác hoàn toàn nhau. Ví dụ như vắcxin Pentaxim đã được sử dụng tại hơn 100 quốc gia trên thế giới nhưng chỉ thực sự phổ biến hoặc nằm trong chương trình tiêm chủng tại 23 quốc gia mà thôi [36].
 
Tổng cộng trên thế giới có 33 quốc gia thực sự sử dụng phổ biến vắcxin Quinvaxem, đó là:
Nam Mỹ (6 nước): Guatemala, Columbia, Peru, Chile, Bolivia, Paraguay.
Châu Phi (11 nước): Congo, Mauritania, Senegal, Sierra Leone, Liberia, Bờ Biển Ngà, Ghana, Zambia, Mozambique, Sudan, Ethiopia.
Châu Á (16 nước): Ả Rập Xe Út, Yemen, Oman, Turkmenistan, Pakistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Sri Lanka, Việt Nam, Lào, Campuchia, Mông Cổ, Papua New Guinea.
Thông tin này được đăng công khai trên tạp chí Báo cáo trách nhiệm cộng đồng của công ty Crucell (trang 13 [37]).
 
 
 
Cần phải nói đến là vắcxin Quinvaxem được sử dụng nhiều nhất thế giới với số lượng đã được sử dụng là khoảng 400 triệu liều. Tuy nhiên điều này cũng không liên quan đến sự phổ biến của loại vắcxin này. Có thể làm một so sánh thú vị để thấy rõ điều này. Quinvaxem có thể được coi là tiếng Trung Quốc (quan thoại), còn 2 vắcxin Pentaxim và Infanrix là tiếng Anh. Mặc dù tiếng Trung Quốc được nhiều người sử dụng nhất thế giới, nhưng tiếng Anh mới là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới. Có thể thấy rằng không phải cứ được sử dụng nhiều nhất là có nghĩa phổ biến nhất và đáng học nhất.
 
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng vắcxin Quinvaxem chỉ được sử dụng phổ biến ở những quốc gia nghèo và không một quốc gia phát triển nào sử dụng loại vắcxin này.
 
Một sự khác biệt lớn nữa giữa vắcxin Pentaxim và vắcxin Quinvaxem cần phải nhắc đến là vắcxin Pentaxim không bị cấm tại bất cứ đất nước nào, trong khi vắcxin Quinvaxem bị cấm trên rất nhiều quốc gia thế giới
 
 
      - Một thông tin gây hiểu lầm khác là những lời tuyên bố “Quinvaxem miễn dịch tốt hơn vắcxin vô bào”  được nói rất nhiều trên báo chí Việt Nam [38].
 
Đây là một tuyên bố rất dễ gây hiểu lầm.
 
Điều đầu tiên cần phải nhắc lại là vắcxin Quinvaxem và các vắcxin vô bào chúng ta đang nói tới là những vắcxin phối hợp. Vắcxin Quinvaxem phòng 5 loại bệnh, trong đó thành phần kháng nguyên của 4 bệnh (bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và Hib) là do công ty Novartis của Thụy Sỹ cung cấp. Công ty Novartis cũng cung cấp chính 4 thành phần này cho công ty GSK để sản xuất vắcxin Infanrix hexa. Từ đây có thể thấy sự khác biệt duy nhất về thành phần kháng nguyên của vắcxin Quinvaxem và các vắcxin vô bào nằm ở kháng nguyên ho gà. Cho nên, Quinvaxem và các vắcxin vô bào cho khả năng miễn dịch 4 loại bệnh trên như nhau và chỉ có sự khác biệt ở miễn dịch với bệnh ho gà. Nói như ông Trần Đắc Phu rằng “nếu tỷ lệ sử dụng vắcxin dịch vụ tăng lên 60-70% thì miễn dịch cộng đồng sẽ kém, khả năng bùng phát dịch bệnh sẽ cao” (!?) hoặc nói chung chung rằng Quinvaxem miễn dịch tốt hơn vắcxin vô bào rõ ràng là rất dễ gây hiểu lầm rằng vắcxin Quinvaxem miễn dịch cả 5 bệnh tốt hơn Pentaxim.
 
Về khả năng miễn dịch ho gà, vắcxin sử dụng kháng nguyên toàn tế bào vi khuẩn ho gà wP như Quinvaxem quả thật cho kết quả miễn dịch lâu hơn những vắcxin vô bào.
 
Chúng ta có thể so sánh mức độ miễn dịch của wP và aP dựa theo một trong những nghiên cứu thống kê hiếm hoi về miễn dịch giữa vắcxin ho gà chứa kháng nguyên toàn tế bào và vắcxin ho gà vô bào đã được các nhà khoa học đứng đầu bởi GS Sarah Sheridan tại bang Queensland, Úc, đưa ra vào năm 2012 sau dịch ho gà năm 2009-2011 tại nước này [39]:
 
Theo thống kê của nghiên cứu này, trong số những trẻ sinh ra năm 1998 tại bang Queensland có 9827 trẻ được tiêm vắcxin có thành phần kháng nguyên vô bào của ho gà và 22 956 trẻ sinh năm đó được tiêm vắcxin có thành phần kháng nguyên toàn bào của ho gà. Vào năm 2009-2011, tại đây đã xảy ra dịch ho gà và có 110 trường hợp trẻ đã tiêm vắcxin vô bào bị mắc bệnh (tỷ lệ 1,1%). Con số này là 78 đối với những trẻ tiêm vắcxin toàn bào (tỷ lệ 0,34%). Điều này cho thấy vắcxin toàn bào ho gà sau 10 năm cho khả năng miễn dịch bệnh này hơn gấp 3 lần vắcxin vô bào ho gà.
 
Lý do vì sao xảy ra việc này đến bây giờ khoa học vẫn chưa giải thích được. Tạp chí JID của Oxford đưa ra một gợi ý rằng điều này có thể liên quan đến sự cân bằng tối ưu của các tế bào miễn dịch trung gian (ví dụ các tế bào Th) [40]. Một số nghiên cứu khác cho rằng việc này có thể liên quan đến việc vắcxin vô bào thiếu một số kháng nguyên độc tố so với vắcxin toàn bào, cũng có thể do quá trình tinh khiết độc tố của vắcxin vô bào đã làm hỏng một số epitope (những vị trí trên kháng nguyên mà các tế bào hệ miễn dịch có thể bám vào).
 
Mặc dù đã qua nhiều nghiên cứu nhưng hiện giờ khoa học mới biết được 4-5 kháng nguyên độc tố của vi khuẩn ho gà (ví dụ PT, FHA, PRN, FIM). Quá trình tách lọc những protein độc tố trên rất đắt đỏ, cho nên giá thành của vắcxin toàn bào rẻ hơn vắcxin vô bào rất nhiều. Một liều vắcxin Quinvaxem có giá là khoảng 15,4 USD (345 nghìn VND), nếu mua số lượng lớn thì giá 1 liều chỉ còn 4$ ~ 90 nghìn VND [41]. Trong khi đó, giá bán 1 liều Pentaxim là khoảng 32 USD (~ 720 nghìn VND), Infanrix hexa khoảng 35 USD (~ 800 nghìn VND).
 
Tuy nhiên, cái giá phải trả cho việc trẻ được miễn dịch lâu hơn (việc không phải tiêm lại vắcxin sau 10 năm cũng liên quan đến giảm chi phí) và việc giảm chi phí sản xuất, đó là: trẻ nhỏ (2-3 tháng tuổi) sẽ bị tiêm vào cơ thể hơn 3000 kháng nguyên ho gà thay vì 4-5 kháng nguyên ho gà ở vắcxin vô bào. Càng đưa nhiều kháng nguyên vào cơ thể một lúc thì nguy cơ dị ứng sẽ càng tăng cao. Có nhiều nghiên cứu (ví dụ, nghiên cứu của TS Russell Blaylock [8]) đã cho thấy điều đó.
 
Cái giá này có đáng hay không phải do chính các bậc phụ huynh tự quyết định.
 
Về phương diện WHO, họ muốn dập tắt càng nhanh càng tốt những bệnh dịch truyền nhiễm tại các quốc gia đang phát triển, bởi vậy, họ có thể sẵn sàng khuyến cáo sử dụng những loại thuốc nặng kém an toàn hơn nhưng hiệu quả hơn. Cũng cần lưu ý rằng nhiều quốc gia (như Mỹ và nhiều nước châu Âu) không cho phép sử dụng bất cứ loại vắcxin toàn bào nào trên lãnh thổ của mình.
 
 
      - Một phát biểu nữa tôi muốn nhắc đến là những tuyên bố của phó thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam [42].
 
Ông Vũ Đức Đam nói rằng “trên thế giới chỉ Việt Nam mới có 2 loại hình là tiêm chủng mở rộng và tiêm dịch vụ”.
 
Điều này không phải là sự thật. Trên thế giới phần lớn quốc gia như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp, Đức v.v. đều có 2 loại hình tiêm chủng cho trẻ em là miễn phí và dịch vụ.
 
Ông Đam cũng nói rằng tiêm chủng miễn phí ở Việt Nam là “hệ quả của thời bao cấp”.
 
Điều này tôi cho rằng cũng không đúng bởi các vắcxin Việt Nam tiêm cho trẻ từ trước tới nay trong chương trình TCMR phần lớn đều được các tổ chức nước ngoài viện trợ. Cũng chính bởi lý do Việt Nam nhận viện trợ chứ không tự mua hoặc sản xuất vắcxin, cho nên trẻ em Việt Nam đến giờ vẫn đang phải sử dụng những loại vắcxin công nghệ cũ như vắcxin wP Quinvaxem thay vì sử dụng vắcxin vô bào aP, vắcxin viêm não Nhật Bản được sản xuất từ tế bào não chuột JE-Vax (WHO khuyến cáo không sử dụng loại vắcxin này) thay vì sử dụng vắcxin sản xuất từ tế bào thận khỉ (Ixiaro) v.v. Có thể thấy các vắcxin trong chương trình TCMR tại Việt Nam phần lớn liên quan đến viện trợ của các tổ chức quốc tế chứ không phải do nhà nước "bao cấp" gì cả .
 
Thực ra những lời nói trên của ông Đam chỉ là tiền đề để lý giải cho đề nghị bỏ tiêm chủng miễn phí vào năm 2020 ông đưa ra sau đó. Điều này là bởi từ năm 2020 Việt Nam có khả năng rất cao sẽ không còn nằm trong danh sách các nước cần tài trợ của GAVI nữa (có thể đọc thêm về GAVI tại đây [43]) và nhà nước không muốn bỏ tiền ra mua vắcxin cho trẻ em. Bằng cách này, nhà nước rõ ràng đang có kế hoạch đẩy toàn bộ chi phí tiêm chủng lên đầu nhân dân.
 
Theo tôi, hai loại hình tiêm chủng bao gồm tiêm chủng miễn phí và tiêm chủng dịch vụ không những đang tồn tại nhiều nơi trên thế giới mà việc vận hành song song của 2 loại hình tiêm chủng này còn là một yếu tố cần thiết tại bất cứ quốc gia nào để bảo đảm giá cả cạnh tranh của các vắcxin tiêm chủng dịch vụ và để bảo đảm rằng những người nghèo vẫn có cơ hội được tiêm chủng, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.
 
 
Lời kết
 
Tôi viết bài này không có mục đích quảng cáo cho vắcxin dịch vụ và cũng không phải để kêu gọi người dân không tiêm Quinvaxem. Bài viết này chỉ có mục đích là để người đọc có cơ hội tiếp cận gần hơn với sự thật, thay vì chỉ nghe một nửa sự thực hoặc không phải sự thực trên nhiều tờ báo và tuyên bố của một số người trong ngành y tế Việt Nam.
 
Trên thế giới không phải quốc gia phát triển (và đang phát triển) nào không sử dụng Quinvaxem cũng sử dụng Infanrix hexa hay Pentaxim. Để phòng những căn bệnh trên, nhiều quốc gia có thể sử dụng vắcxin nội địa tự sản xuất, vắcxin 3 trong 1, hoặc các vắcxin phối hợp khác (Petavac, Easyfive, Sabin IPV, Kinrix, Pediatrix, Pentacel, Hexaxim, MSD v.v.).
 
Tại Việt Nam, trong trường hợp hết vắcxin dịch vụ, vắcxin Quinvaxem cũng không phải là lựa chọn duy nhất. Các bậc cha mẹ, nếu không muốn dùng Quinvaxem, hoàn toàn có thể cho con mình tiêm riêng các vắcxin, ví dụ vắcxin 3 trong 1 DPT (phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván), cũng như vắcxin đơn phòng viêm gan B, Hib. Những vắcxin này đều có ở phường, các bệnh viện hoặc cơ sở y tế dịch vụ.
 
Bên cạnh đó, ngoài 5 bệnh được nói đến trong bài viết này, các bậc cha mẹ nhất quyết không được quên đưa con đi tiêm các vắcxin phòng các bệnh khác, đặc biệt là vắcxin sởi.
 
 
Nguồn tham khảo:
vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/281493/cac-ba-me-hieu-chua-dung-ve-loi-ich-cua-quinvaxem.html.
https://www.facebook.com/522761541175212.
https://www.facebook.com/524865504298149.
http://drug.fda.moph.go.th/zone_search/files/2C_22_47_N.pdf.
Dotterud LK, Smith-Sivertsen T (2007). "Allergic contact sensitization in the general adult population: a population-based study from Northern Norway". Contact Dermatitis 56 (1): 10–5.
Uter W, Ludwig A, Balda BR (2004). "The prevalence of contact allergy differed between population-based and clinic-based data". J Clin Epidemiol 57 (6): 627–32.
Czarnobilska E, Obtulowicz K, Dyga W, Spiewak R (2011). "The most important contact sensitizers in Polish children and adolescents with atopy and chronic recurrent eczema as detected with the extended European Baseline Series". Pediatr Allergy Immunol 22 (2): 252–6.
http://vaccine-injury.info/russell-blaylock.cfm.
http://www.european-biotechnology-news.com/nc/news/messages-archive/archive/browse/29/article/crucell-230m-unicef-contract.html.
http://www.marketwired.com/press-release/-676294.htm.
http://www.prnewswire.com/news-releases/crucell-announces-new-award-of-110-million-for-paediatric-vaccine-quinvaxemr-by-unicef-to-support-vaccination-programs-in-the-developing-world-92964189.html.
http://www.omsj.org/corruption/penta22jul.
http://www.sify.com/news/vaccine-may-be-killing-children-uk-report-news-national-kh4k94efdid.html.
https://www.lifesitenews.com/news/new-world-health-organization-chief-involved-in-population-control-vaccine-.
http://rense.com/general88/megawho.htm.
http://www.dailymail.co.uk/news/article-2220194/World-Health-Organisation-taking-cash-handouts-Coca-Cola-plug-black-holes-budget.html.
http://www.forbes.com/sites/michaelmillenson/2014/02/14/the-money-the-md-and-a-12-million-patient-safety-scandal/.
http://infonet.vn/vacxin-vo-bao-an-toan-gap-10-lan-vacxin-tiem-chung-mien-phi-post106548.info.
http://danviet.vn/song-tre/vu-ngung-dung-vaccin-quinvaxem-khong-co-gioi-han-cho-phep-tu-vong-8271.html.
https://www.facebook.com/787593821319647.
http://tuoitrenews.vn/society/16937/another-baby-dies-after-quinvaxem-vaccination.
http://tamsugiadinh.vn/benh-thuoc/nhieu-em-be-tu-vong-vac-xin-quinvaxem-co-that-su-tot-cho-tre-tsgd3509.
http://suckhoedoisong.vn/ly-do-tre-tu-vong-sau-tiem-vac-xin-quinvaxem-gan-day-cuc-truong-cuc-y-te-du-phong-noi-gi-n107588.html.
http://dantri.com.vn/suc-khoe/bo-truong-bo-y-te-phai-chap-nhan-co-tai-bien-trong-tiem-vac-xin-20151231174128535.htm.
http://congly.com.vn/xa-hoi/suc-khoe/70-tre-em-tu-vong-khong-ro-nguyen-nhan-trong-1-ngay-122224.html.
http://www.ispid.org/fileadmin/user_upload/textfiles/articles/CPR17_Hauck_SIDS_Trends.pdf.
https://www.facebook.com/831005153684181.
http://hugin.info/132631/R/1485773/420938.pdf.
http://www.gsk.com/media/603031/annual-report-2014.pdf.
http://www.sanofi.com/Images/38473_Sanofi_20-F_2014.pdf.
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/vi-sao-vacxin-pentaxim-kho-nhap-khau-3290915.html.
http://vnexpress.net/infographic/doanh-nghiep/quy-trinh-nhap-khau-vacxin-pentaxim-tai-viet-nam-3333971.html.
http://www.transparency.org/cpi2014/results/.
http://www.nhandan.com.vn/theodong/item/28388702-bo-y-te-khuyen-cao-nguoi-dan-nen-cho-tre-tiem-vaccine-quinvaxem.html.
http://www.wpro.who.int/vietnam/mediacentre/releases/2013/who_unicef_qanda_quinvaxem_en.pdf.
http://en.sanofi.com/Images/25518_20110511_PENTAXIM_en.pdf.
http://docplayer.net/1970637-An-update-on-crucell-s-corporate-social-responsibility-program-july-2012-passion-for-protection-www-crucell-com.html.
http://petrotimes.vn/vac-xin-mien-phi-mien-dich-tot-hon-vac-xin-dich-vu-366201.html.
http://jama.jamanetwork.com/article.aspx?articleid=1273011.
http://jid.oxfordjournals.org/content/209/suppl_1/S24.full.
http://www.thanhniennews.com/health/deaths-resume-with-return-of-quinvaxem-vaccine-to-vietnam-428.html.
http://vntinnhanh.vn/bac/pho-thu-tuong-de-nghi-bo-tiem-vac-xin-mien-phi-tu-2020-81781.
https://www.facebook.com/510566045728095.
http://us.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/vn-tai-su-dung-vac-xin-5-trong-1-quinvaxem-c62a551792.html.
http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-trong-nuoc/398/tra-loi-phong-van-cua-giao-su-tien-si-nguyen-tran-hien-chu-nhiem-du-an-tiem-chung-mo-rong-quoc-gia.
http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/xa-hoi/bo-y-te-khong-co-loai-vac-xin-nao-la-an-toan-100-177435.html.
https://www.facebook.com/botruongboyte.vn/posts/1562639643999457.
http://tuanvannguyen.blogspot.ru/2015/11/khong-co-vac-xin-toan-100-loi-giai-kho.html.
http://eva.vn/tin-tuc/mot-so-vac-xin-o-vn-thuoc-the-he-cu-c73a145764.html
http://www.gsk.ca/english/docs-pdf/product-monographs/Infanrix-hexa.pdf.
 

Nhà phân phối