SBC Scientific - Ong bắp cày giúp chữa ung thư

Ong bắp cày giúp chữa ung thư

Trong nọc của nhiều loại ong bắp cày chứa một số chất diệt khuẩn, các nghiên cứu mới đây tiết lộ nọc của ong bắp cày có thể giúp trong quá trình điều trị ung thư mà không gây tổn hại đến tế bào khỏe mạnh.
facebook-sbc.png   wordpress-logo.png   twitter-16x16.png   youtube-16x16.png   google-plus-icon.png   pinterest-logo-16x16.png   blogger-16x16.png   google-sites.PNG  sbc-logo-16x16.jpg
ong-bap-cay-giup-chua-ung-thu.jpg

Cụ thể loại ong bắp cày được nghiên cứu đó là Brazil Polybia paulista có chứa phân tử tên là MP1. Các nghiên cứu cho rằng MP1 có khả năng ức chế tế bào ung thư tuyến tiền liệt và bàng quang cũng như các tế bào ung thư máu kháng đa thuốc. Điều đáng nói là chỉ tế bào ung thư bị tiêu diệt còn tế bào khỏe mạnh vẫn bình thường.

Vậy cơ chế nào giúp cho nọc đọc của loại ong này có hiệu quả trong chữa trị ung thư. Phân tử MP1 nằm ở ngoài màng tế bào, tế bào ung thư thông thường chứa 2 loại lipid đó là phosphatidylserine (PS) và phosphatidylethanolamine (PE). Tế bào thường sẽ không có 2 loại này.

João Ruggiero Neto và Paul Beales đã tiến hành thử nghiệm hoạt tính của MP1 lên các màn nhân tạo có chứa PS, PE, và cả hai PS và PE. Kết quả cho thấy cả 3 loại màn đều bị ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng mạnh nhất khi màng có cả PS lẫn PE.
 
Các nhà nghiên cứu tiết lộ: MP1 phá hủy tế bào ung thư thông qua 2 giai đoạn. Đầu tiên, MP1 bám lên mặt ngoài màng tế bào. PS đóng vai trò then chốt trong bước này: MP1 bám gấp 7 lần lên màn có PS thay vì có PE. Tiếp theo, MP1 tạo ra các lỗ trên màn tế bào, và PE giúp quá trình này tăng lên gấp 20-30 lần so với khi màng không có PE. Mặc dù các lỗ này được tạo ra trong vòng vài giây, các vật chất bên trong tế bào như DNA và RNA sẽ bị trôi dạt bên ngoài. Hậu quả là các tế bào ung thư bị tiêu diệt.
 
Khám phá ra cơ chế này là một cơ hội lớn trong việc phát triển liệu pháp hóa trị liệu tương lai. Nếu được ứng dụng thành công, MP1 sẽ là phương pháp đầu tiên tiêu diệt tế bào ung thư dựa trên các loại lipid màn tế bào. Mặc dù vậy, con đường để tiến tới nghiên cứu trên người vẫn còn khá xa.

Nguồn Discoverymagazine
Nguyen Dang SBC Scientific
 

Nhà phân phối