SBC Scientific - Môi trường nuôi cấy nấm Linh chi và các hoạt tính quý

Môi trường nuôi cấy nấm Linh chi và các hoạt tính quý

Nấm Linh đã được phân lập, khảo sát, nghiên cứu và đánh giá ở nhiều Quốc gia, với các chủng loại khác nhau. Ở Việt Nam người ta cũng nghiên cứu môi trường tối ưu hóa điều kiện sinh trưởng và khảo sát thành phần hoạt chất của nấm Linh Chi, nghiên cứu sản xuất đại trà.
facebook-sbc.png   wordpress-logo.png   twitter-16x16.png   youtube-16x16.png   google-plus-icon.png   pinterest-logo-16x16.png   blogger-16x16.png   google-sites.PNG  sbc-logo-16x16.jpg
nam-linh-chi.png

Nấm Linh Chi Ganoderma lucidum được tác giả Lê Quỳnh Loan trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên tiến hành khảo sát điều kiện tối ưu hóa sinh trưởng và thành phần hoạt chất của sợi nấm Ganderma lucium thu nhuận từ vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ sợi nấm thích hợp phát triển trên các môi trường PDA, MCM, và YMA; nguồn carbon và nito tối ưu là Dextrose và Peptone; nhiệt độ thích hợp sợi là 30oC, pH giao động trong khoảng 5-9. Thành phần hóa học cơ bản trong nấm Linh Chi gồm có Carotenoid, triterpenoid tự do, tannin, saponin, đưởng khử và hợp chất Uronic. Hàm lượng đường hòa tan trong sợi nấm là 2,019%; hàm lượng saponin là 5,342%. Tiến hành thử nghiệm hoạt tính bắt gốc tự do DPPH có giá trị IC50=1,491 µg/ml. Hệ sợi nấm Linh Chi thể hiện hoạt tính ức chế 3 chủng vi khuẩn kiểm định Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Escherichia coli. Kết quả cho thấy hệ sợi nấm Linh chi cũng có hoạt chất tương tự như quả thể nấm, có tiềm năng ứng dụng tỏng dược phẩm.

Nấm Linh chi Ganderma lucium cũng được nghiên cứu phân lập và nhân giống; Thạc sỹ Nguyễn Thị Bích Hằng trong đề tài “ Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng phân lập và nhân giống nấm Linh chi Ganederma lucium tại thành phố Đà Nẵng”. Kết quả cho thấy quả thể nấm Linh chi được khử trùng bằng cồn 70oC và javel 30% theo tỷ lệ mẫu sống tương đương nhau và cao nhất trên môi trường MT0.1(Agarius) sau 10 ngày nuôi cấy. Môi trường tốt nhất để nhân giống cấp I và MT1.3( môi trường thạch - khoai tây - 10% chiết xuất cà rốt). Môi trường MT2.1( lúa luộc) và MT2.2(ngô luộc) thích hợp cho quá trình nhân giống cấp II. Giồng cấp II được trồng thử nghiệm cho kết quả  hệ sợi phát triển tốt, quả thể đạt chất lượng, nấm trồng ít bị nhiễm vi sinh vật.

hoat-tinh-nam-linh-chi.jpg

Trong nấm Linh chi có chứa hoạt chất chống ung thư trong nghiên cứu của PGS. TS. Lê Xuân Thám khoa hóa, trường đại học Sư Phạm Hà Nội với đề tài nghiên cứu” hoạt chất kháng tế bào ung thư từ nấm Linh chi ở Lâm Đồng”. Họ nấm Linh chi Ganodermataceae bao gồm khoảng 150-200 loài, riêng ở Việt Nam có khoảng 60 loài. Các nghiên cứu trước tập trung vào Loài Linh chi chuẩn Ganoderma lucium. Cho đến nay, người ta tách được khoảng 130 triterpen từ G. lucidiu,. Chúng có các hoạt tính quý giá như ức chế khối u, chống virus, hạ huyết áp, chống viêm nhiễm, và tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể. Ngoài ra còn có các steroid, polysaccharide, protein, các nguyên tố vô cơ, vân vân. Tuy nhiên, các loài khác ít được nghiên cứu, đồng thời do tác dụng chữa bệnh nên nhiều người ngộ nhận chúng là Linh chi chuẩn G. lucidum. Trong đề tài GS có đề cập việc thu thập hàng chục loại nấm Linh chi ở Lâm Đồng. Qua thu thập và sàn lọc để chọn ra một số loại có hoạt tính tốt nhất để tiếp tục cho quá trình nghiên cứu về thành phần hóa học. Các phương pháp được sử dụng như tinh sạch và phương pháp phổ hiện đại, cấu trúc của 12 hợp chất được xác định. Một số hoạt chất sạch có khả năng kháng mạnh nhiều dòng tế bào ung thư. Kết quả nghiên cứu đã mở ra hướng mới trong việc khai thác các loài nấm Linh chi mới ở Lâm Đồng ứng dụng làm thực phẩm chức năng hoặc Dược liệu.

Nhà phân phối