Dự án nghiên cứu về lữu trữ thông tin trên phân tử DNA khởi nguồn từ nhà vật lý Soviet Mikhail Samoilovich Neiman 1964 trên trang Radiotekhnika journal
Ngày nay dung lượng lưu trữ trên các thiết bị gia tăng một cách chóng mặt, từ USB, ổ cứng, còn bây giờ người ta đang chuyển dần qua lưu trữ trên “đám mây”, các dịch vụ lưu trữ đám mây như Dropbox, Google Drive đang là xu thế khi dung lượng lưu trữ cho phép ngày càng gia tăng và có thể tiến tới không giới hạn lưu trữ. Công nghệ lưu trữ số hóa dựa vào hệ số nhị phân 0 và 1.
Để biểu diễn các ký tự trong máy tính người ta thiết kế một bộ mã, các ký tự khác nhau được đặc trưng bởi một nhóm bit duy nhất khác nhau, thông tin sẽ được mã hóa thành một chuỗi bit trong bộ nhớ hoặc các thiết bị lưu trữ. Các nhà nghiên cứu đã tính toán việc mã hóa thông tin trên DNA. Như chúng ta biết cấu tạo DNA gồm có 4 nhân tố cơ bản đó là A (Adenosine), T (Thymine), C (Cytosine) và G (Guanine). Bốn chữ cái ATGC có chức năng giống như số 0 và 1 trong ngôn ngữ nhị phân, chúng có thể kết hợp, đảo vị trí cho nhau để mã hóa thông tin trên chuỗi DNA.
Vào đầu năm 2015, trong một bài báo nghiên cứu ở ETH Zurich. Người ta mã hóa dữ liệu trên DNA chứa trong một quả cầu thủy tinh silica. Người ta ước tính có thể trữ được một triệu năm ở -18
oC và 2000 năm ở 50
oC. Trong khi đó việc lưu trữ thông tin trên ỗ đĩa từ chỉ có tuổi thọ từ vài thập kỷ. Việc lưu trừ trên DNA với kích cỡ vô cùng nhỏ, 28G DNA có thể trữ được 300,000 tetrabyte dung lượng và có thể lưu trữ tới hàng triệu năm.
Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu vẫn chưa tối ưu hóa được việc phục hồi dữ liệu một cách nhanh chóng và tiết kiệm. Tiến sĩ Grass và cộng sự vẫn đang nghiên cứu và tìm ra lời giải đáp. Công nghệ lưu trữ dữ liệu trên DNA sẽ tiếp cận với chúng ta trong một tương lai gần.
Nguồn: Independent, Wiki