Từ lâu các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật nhân bản vô tính để tạo ra phôi thai người nhưng chưa được công bố rộng rãi cho tới thời gian gần đây. Cũng bởi những vấn đề về đao đức, tôn giáo mà nhân bản vô tính còn vấp phải những trở ngại. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của nhân bản vô tính đối với y học.
Shoukhrat Mitalipov là nhà nghiên cứu tại đại học Oregon tại Mỹ, cùng với các đồng nghiệp của ông áp dụng kỹ thuật nhân bản vô tính tạo ra phôi thai người.
Kỹ thuật mà nhóm ông áp dụng là kỹ thuật chuyển lưu hạt nhân. Kỹ thuật này cần hai tế bào, một là tế bào hiến tặng( người hoặc động vật), hai là tế bào trứng (tế bào oocyte). Nhiều nghiên cứu cho rằng tế bào trứng hoạt động tốt hơn nếu chưa được thụ tinh từ trước, bởi lẽ tế bào trứng có xu hướng và khả năng tiếp nhận nhân của tế bào hiến tặng chính như nhân của nó. Do đó, nhân của tế bào trứng cần được tác ra trước. Khi nhân của tế bào trứng được tách ra thì tế bào ấy mất đi những đặc tính về mặt di truyền. Lúc này người ta sẽ cưỡng ép tế bào hiến tặng vào trong tình trạng Gap Zero ( G0 ), hay còn được gọi là “tình trạng tế bào Gap Zero”, một tình trạng tế bào nằm im không hoạt động và đang chờ đợi cơ hội, điều này sẽ diễn biến theo nhiều cách thức khác nhau, tùy thuộc vào từng kỹ thuật hay những phương pháp được sử dụng. Tình trạng này làm cho tế bào ngưng hoạt động chứ không chết. Trong điều kiện và tình huống như thế, nhân ( của tế bào hiến tặng ) sẽ dễ dàng được tế bào trứng tiếp nhận.
Sau khi chuyển nhân vào tế bào trứng, tế bào trứng sẽ bắt đầu hình thành phôi. Tiếp đó, phôi sẽ được cấy ghép vào tử cung của người mẹ mang thai dùm.
Shboukhrat Mitalipov nói: “ chúng tôi lấy tế bào gốc trên phôi thai và kiểm tra cho thấy tế bào có thể phát triển thành các mọi loại tế bào khác nhau: tế bào thần kinh, gan, tim, não… Do đó, tế bào gốc phôi thai có thể phát triển thành tế bào tim, tế bào dây thần kinh cột sống nhằm để thay thế cho những tổn thương, Nhiều trung tâm đang nghiên cứu phục hồi thị lực cho người mù bằng tế bào gốc.
Việc lấy tế bào phôi thai người còn vấp phải những khía cạnh đạo đức, chuẩn mực tôn giáo. Do đó, người ta tìm kiếm những nguồn tế bào gốc khác để thay thế.