Trong cuộc chiến chống lại hiệu ứng nhà kính toàn cầu, các nhà khoa học đã ra sức tìm các biện pháp khác nhau để hạn chế lượng khí thải CO2, hoặc biến đổi khí CO2 thành dạng khác như trong bài viết này biến chúng thành đá.
Công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science, có đoạn trích dẫn:" khí CO
2 được bơm sâu vào lòng đất từ 400-500 m bên dưới lớp đá núi lửa ở Iceland, nơi này các khoáng sản bazan phản ứng với khí CO
2 để tạo ra một dạng carbonate"
Chỉ mất 2 năm hầu hết lượng khí thải(95%) được nén dưới lòng đất sẽ chuyển thành đá, điều này xảy ra nhanh so với dự tính ban đầu của các nhà nghiên cứu.
Tờ Guardian trích dẫn công trình của nhà nghiên cứu Juerg Matter, đại học Southhamton thuộc Anh quốc, dẫn đầu dự án:" Chúng ta đang đối mặt với tình hình khí thải CO
2 ngày càng tăng và đây chính là nơi lưu trữ chúng, bằng cách biến chúng thành đá". Dự án này ở Iceland có thể chuyển 10.000 CO
2 tấn mỗi năm, và loại đá bazan này có thể được sử dụng rộng rãi khắp nơi.
" Trong tương lai chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật này cho các nhà máy năng lượng những nơi có nhiều bazan và rất nhiều nơi như vậy", thành viên nhóm nghiên cứu, Martin Stute đại học Colmbia Mỹ nhận định.
Ngoài Iceland thì dự án còn được thí điểm trên các nơi ở nước Mỹ như Washington, Oregon. Dự án này cũng có mặt hạn chế như sử dụng quá nhiều nước để hòa tan và ngăn chặn sự thoát của khí. Cần đến 25 tấn nước cho một tấn khí CO
2 được chôn xuống lòng đất, Tuy nhiên người ta có thể sử dụng nước biển thay thế.
Theo tờ Guardian