SBC Scientific - Bệnh Rỗng Tủy sống / Cứng cột sống / Syringomyelia / Tethered Cord

Bệnh Rỗng Tủy sống / Cứng cột sống / Syringomyelia / Tethered Cord

Bệnh rỗng tủy sống (Syringomyelia) và cứng cột sống (Tethered Cord) hậu chấn thương có thể xảy ra sau khi người bệnh bị tổn thương tủy sống.
facebook-sbc.png   wordpress-logo.png   twitter-16x16.png   youtube-16x16.png   google-plus-icon.png   pinterest-logo-16x16.png   blogger-16x16.png   google-sites.PNG  sbc-logo-16x16.jpg
rong-tuy-xuong-song.jpg

Bệnh có thể xuất hiện sau hai tháng hoặc sau nhiều chục năm kể từ khi tổn thương xảy ra. Hậu quả có thể rất nguy hại, gây ra nhiều mức độ tàn tật mới sau khi người bệnh đã phục hồi tốt một thời gian dài. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh rỗng tủy sống và cứng cột sống giống nhau và có thể bao gồm giai đoạn thoái hóa diễn tiến của tủy sống, dần dần mất cảm giác hoặc sức khỏe, ra mồ hôi nhiều, co thắt, đau nhức và tăng phản xạ tự phát (AD).

Bệnh rỗng tủy sống hậu chấn thương (syringomyelia, phát âm là sear-IN-go-my-EE-lia) là một u nang hoặc khoang dịch lỏng hình thành trong tủy sống. Hoạt động này có thể phát triển mở rộng theo thời gian, trải dài xuống hai hoặc nhiều đoạn cột sống từ mức tổn thương SCI.

Tủy sống bị cứng là một bệnh lý xảy ra khi mô sẹo hình thành và cột, hay giữ tủy sống vào màng cứng, màng mô mềm bao quanh tủy sống. Mô sẹo này ngăn cản dòng chảy bình thường của dịch tủy vòng quanh tủy sống và cản trở cử động bình thường của tủy sống trong màng. Tình trạng cột cứng gây nên sự hình thành của u nang. Dây sống bị cột lại có thể xảy ra dù không có biểu hiện của bệnh rỗng tủy sống, nhưng sự hình thành u nang sau chấn thương diễn ra phải do một số mức độ cột sống bị cột lại.

Tạo ảnh cộng hưởng từ (Magnetic resonance imaging - MRI) có thể dễ dàng phát hiện ra các u nang trong tủy sống, trừ khi tại đó có các thanh chốt, miếng mỏng hoặc các mảnh đạn.

Người ta điều trị các dây sống bị cột cứng và bệnh rỗng tủy sống hậu chấn thương bằng phương pháp phẫu thuật. Việc gỡ tình trạng cột cứng cần phải qua quá trình phẫu thuật tinh vi để tách mô sẹo xung quanh tủy sống nhằm khôi phục lại dòng chảy của dịch tủy và cử động của tủy sống. Ngoài ra người ta đặt một mô ghép nhỏ ở điểm bị cột để củng cố khoang màng cứng và làm giảm nguy cơ hình thành lại sẹo. Nếu có u nang xuất hiện, người ta sẽ đặt vào trong khoang một ống hay ống dẫn để dẫn lưu dịch từ u nang. Phương pháp phẫu thuật thường nâng cao sức khỏe và làm giảm đau nhức; thường thì phẫu thuật này không khôi phục lại được chức năng cảm giác đã mất.

Trong các cuộc thí nghiệm được thực hiện ở Đại học Florida, những người có các u nang trong tủy sống được điều trị bằng cách tiêm vào người các mô thai. Không hứa hẹn rằng kỹ thuật này sẽ được áp dụng điều trị trong thời gian tới nhưng mô đã phát triển và lấp đầy các khoang trống giúp ngăn ngừa tình trạng mất thêm chức năng.

Bệnh rỗng tủy sống cũng xảy ra ở những người có bất thường bẩm sinh ở bộ não được gọi là tật Chiari – trong quá trình phát triển của bào thai, phần dưới của não nhô từ phía sau đầu vào phần cổ của ống tủy sống. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ói mửa, yếu cơ ở đầu và mặt, khó nuốt và nhiều mức độ kém trí tuệ khác nhau. Tình trạng liệt các cánh tay và chân cũng có thể xảy ra. Người lớn và thanh thiếu niên mắc tật Chiari trước đây chưa biểu hiện triệu chứng gì có thể có biểu hiện của những suy yếu diễn tiến, ví dụ như những cử động không chủ ý, nhanh, mắt cụp xuống. Những triệu chứng khác gặp phải có thể là chóng mặt, đau đầu, nhìn một thành hai, điếc, suy yếu khả năng phối hợp cử động và các giai đoạn đau cấp tính ở và xung quanh mắt.

Bệnh rỗng tủy sống cũng có thể liên quan đến tật nứt đốt sống u tủy sống, viêm màng nhện và rỗng tủy sống tự phát (không rõ nguyên nhân). MRI đã làm gia tăng đáng kể số lần chẩn đoán ở những giai đoạn đầu của bệnh rỗng tủy sống. Mặc dù các dấu hiệu của tình trạng rối loạn có xu hướng tiến triển chậm nhưng thường xuất hiện đột ngột các cơn ho hoặc tình trạng mệt mỏi.

Phẫu thuật mang lại tình trạng ổn định hoặc mức độ cải thiện vừa phải ở những triệu chứng xảy ra ở phần lớn những người mắc bệnh. Điều trị chậm trễ có thể dẫn đến tình trạng tổn thương tủy sống không thể đẩy lùi được. Sau phẫu thuật nếu bệnh rỗng tủy sống vẫn tái phát, người bệnh cần phải được thực hiện phẫu thuật thêm; có thể những cuộc phẫu thuật này không mang lại hiệu quả trong một thời gian dài. Có tới gần một nửa số người được điều trị bệnh rỗng tủy sống thấy xuất hiện lại các triệu chứng trong vòng năm năm.

Nguồn: Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về Những Rối Loạn Hệ Thần Kinh và Đột Quỵ (National Institute of Neurological Disorders and Stroke), Dự án Liên minh Nghiên cứu về Bệnh Rỗng Tủy Sống Hoa Kỳ (American Syringomyelia Alliance Project).

Nhà phân phối