Áp-xe hay Abcess là bệnh nhiễm trùng, nguyên nhân là do vi khuẩn làm cho hệ miễn dịch hoạt hóa các tế bào bạch cầu và những chất khác.
Áp xe do một số vi khuẩn như khuẩn tụ cầu vàng(
Staphylococcus aureus), và liên cầu khuẩn(
Streptococcus pyogens)
sinh mủ, chúng sinh ra độc tố gây tổn hại mô nên khả năng sinh ra mủ cao. Do đó, một khoang chưa đầy mủ được hình thành gọi là tụ mủ hay áp xe(abscess). Áp xe sẽ phát triển lớn hơn nếu không được kiểm soát hay nói cách khác là nếu không được chữa trị.
Những nơi hình thành áp xe như da, bên trong cơ thể.
- Hầu hết các ổ áp xe hình thành dưới da. Ví dụ ổ mụn nhọt, lỗ dưới chân lông bị nhiễm khuẩn và phát triển thành ổ áp xe nhỏ. Tuyến tiết xuất ở cửa âm đạo có thể bị nhiễm trùng và phát triển thành áp xe tuyến Bartholin. Các triệu chứng của áp xe như sưng, nóng, đỏ và đau tại vùng ảnh hưởng.
- Áp xe đôi khi được hình thành bên trong cơ thể, trong một bộ phân nào đó hoặc giữa các bộ phận. Triệu chứng còn tùy thuộc vào vị trí nhiễm. Nhiễm trùng gan có thể dẫn tới áp xe gan. Siêu âm, chụp CT, MRI có thể giúp trong việc chẩn đoán bệnh. Ở nứu răng cũng có thể bị áp xe, gọi là áp xe nứu răng.
Đối tượng nhiễm áp xe có thể là người khỏe mạnh. Triệu chứng cũng không rõ rệt. Tuy nhiên, để chắc chắn thì xét nghiệm nước tiểu, và máu để kiểm tra lượng đường. Áp xe có xu hướng xảy ra ở người bị tiểu đường. Áp xe hay diễn ra là dấu hiệu của hệ miễn dịch có vấn đề. Các bạn nên chú ý.
Ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu có thể bị áp xe bên trong cơ thể. Những người bị viêm phổi thì cũng có nguy cơ bị áp xe phổi, hoặc bị chấn thương não thì cũng có nguy cơ áp xe não.
Thông thường để điều trị áp xe người ta dùng thuốc kháng sinh và loại mủ ra ngoài cơ thể. Việc loại mủ được thực hiện bằng cách phẩu thuật để ép mủ ra ngoài sau đó dùng thuốc kháng sinh để điều trị.
Áp xe nên được điều trị sớm nếu không sẽ có những hậu quả khôn lường nếu là áp xe bên trong cơ thể.