Những đứa bé có thể được sinh ra mà không cần phải có trứng từ người mẹ. Những thí nghiệm này tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử, thay đổi quan điểm truyền thống là cần phải có tế bào tinh trùng ở người cha và trứng từ mẹ mới sinh ra được em bé.
Những chú chuột trong thí nghiệm vẫn khỏe mạnh và có thể sinh sản
Trong ý nghĩ của phần lớn chúng ta để có được đứa trẻ thì cần phải có trứng từ người mẹ, kết hợp với tinh trùng để tạo thành phôi thai, quá trình này cần mỗi bên một nữa số nhiễm sắc thể.
Hiện tại, các nhà khoa học tại đại học Bath chỉ ra rằng, phôi thai có thể được tạo ra từ tế bào có chứa tất cả nhiễm sắc thể của chúng, điều đó có nghĩa là bất kỳ tế bào nào của người cũng có thể được thụ tinh bởi tinh trùng.
Tiến sỹ Tony Perry, nhà phôi phân tử học và là tác giả nghiên cứu cho rằng:” Vài người vẫn còn đang tiến hành các nghiên cứu trên trứng, nhưng trong nội dung báo cáo này thì không".
"Người ta cho rằng, trứng sẽ lập trình lại tế bào tinh trùng cho phép phôi thai được hình thành và phát triển."
Công việc của Perry có thể làm thay đổi quan điểm từ xưa, từ những năm 1820 các nhà phôi học đã quan sát các tế bào động vật, và quan sát nghiên cứu các quá trình thụ tinh trong hơn 50 năm, họ đưa ra kết luận rằng chỉ có tế bào trứng và tinh trùng mới cho ra loại đồng vật có vú bình thường.
Ông cho rằng có thể lấy các tế bào da để thay thế cho trứng, tạo ra được hợp tử và hiển nhiên điều đó sẽ đem lại rất nhiều ứng dụng trong tương lai.
Trong thí nghiệm ban đầu, nhóm ông đã đánh lừa tế bào trứng để chúng phát triển thành phôi thai bằng hóa chất. Điều quan trọng là các tế bào trong phôi đã tự sao chép khi chúng phân chia. Những phôi giả này có nhiều điểm chung với các tế bình thường trong cách phân chia và kiểm soát DNA của chúng. Họ tiêm tinh trùng vào phôi giả và cuối cùng được những chú chuột khỏe mạnh và sinh sản bình thường.
Kỹ thuật này có thể giúp cho những người đồng tính, họ có thể có con, có thể lấy DNA từ mỗi người để tạo thành bào thai, và cần phải có người mang đứa bé trong bụng.
Kỹ thuật này cho phép những người phụ nữ triệt sản (do sử dụng thuốc hoặc do hóa trị ung thư ) có con. Trứng có thể được đông lạnh trước quá trình trị liệu ung thư, sau đó được thụ tinh ở trung tâm IVF. Phụ nữ qua tuổi tác, số lượng trứng cũng giảm đi, nhưng với kỹ thuật thụ tinh bằng tế bào da, họ vẫn còn hy vọng có con. Ngoài ra nghiên cứu này cũng có thể ứng dụng cho các loài động vật sắp tuyệt chủng.
Trong thí nghiệm, 30 con chuột được sinh ra với tỷ lệ thành công là 24%. Một số con chuột tiếp tục có khả năng sinh sản bình thường. Đó là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe và thể chất tốt.
Trong bước tiếp theo của mình, tiến sỹ Perry thực hiện trên tế bào da và những tế bào không phải trứng khác.
Tiến sĩ Paul Colville - Nash , từ Hội đồng nghiên cứu y khoa , tài trợ cho nghiên cứu , cho biết : "Mảng thú vị của nghiên cứu này có thể giúp chúng ta hiểu thêm về sự bắt đầu của cuộc sống con người và cái gì kiểm soát khả năng tồn tại của phôi, cơ chế quan trọng trong khả năng sinh sản .
"Có thể một ngày nào đó, nghiên cứu này sẽ được ứng dụng trong điều trị vô sinh , mặc dù đó có lẽ vẫn còn một chặng đường dài. "
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications .