Trước khi bắt tay vào thực hiện một dự án nuôi cấy mô thực vật. Cần nghiên cứu kỹ vấn đề phòng ốc như thế nào, thiết kế sao cho tiện lợi mà đem lại hiệu quả cao.
Sơ đồ sẽ được vẽ như hình bên dưới. Sơ đồ này được vẽ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ mang tính chất tham khảo. Có thể loại bỏ bớt một số phòng hoặc một số nhân tố trong đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của mình.
Vị trí phòng nuôi cấy mô được bố trí các tủ cấy ( ở bên trái hình), phòng này rất quan trọng, nó là một trong các yếu tố quyết định thành công của cả quá trình nuôi cấy. Nó cần được thiết kế sạch sẽ, sắp xếp đồ đạc gọn gàng. Phòng này có thể thông giữa “phòng nuôi cây” và “phòng pha chế môi trường”. Điều này được lý giải như sau: Khi ta chuẩn bị môi trường xong, thì đem thẳng vào phòng cấy, sau khi cấy xong thì đem qua phòng nuôi cây. Lưu ý các thiết kế cửa như hình nhé. Các tủ cấy có thể bố trí bao nhiêu tùy thích, dựa vào kinh phí đầu tư cho phòng mô.
Nơi chứa hóa chất, vật tư kết hợp với nơi pha chế môi trường, nơi hấp môi trường, và nơi rửa dụng cụ. Nếu dự án có kinh phí lớn thì có thể tách rời. Còn dự án có kính phí vừa, muốn tiết kiệm và mang lại hiệu suất thì kết hợp các nơi này lại thành 1 phòng.
Cần chú ý
- Không để kệ hóa chất gần nồi hấp tiệt trùng
- Không để bếp, lò vi sóng gần nơi chứa hóa chất
- Nên để nồi hấp gần nơi rửa dụng cụ
- Cần bố trí lối thoát hiểm nơi chứa hóa chất và nơi hấp môi trường.
Phòng nuôi cấy là phòng sau khi cấy xong thì đem các cây con qua để chúng phát triển. Phòng này cũng quan trọng, nên cần phải tối ưu hóa các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, vệ sinh… Bạn có thể tham khảo cách bố trí cửa ra vào cho phòng này như hình bên trên. Để cửa thông với phòng cấy và thông với phòng chuẩn bị môi trường.