Phương pháp đo quang phổ hấp thụ nguyên tử UV-VIS dựa vào hiệu ứng hấp thụ xảy ra khi phân tử vật chất tương tác với bức xạ điện từ.Bước sóng được sử dụng từ 200 đến 800nm. Hiện tượng bức xạ điện từ tuân theo định luật Lamber-Beer
Nguyên tắc của phương pháp là dựa trên sự tạo phức mầu của các ion với thuốc thử. Nồng độ của các ion trong phức thay đổi sẽ tạo ra màu khác nhau, dẫn đến độ hấp thụ quang khác nhau. Độ hấp thụ quang được xác định theo định luật Lamber-Beer theo phương trình:
A = Ɛ.l.C
Trong đó:
Ɛ: Hệ số hấp thụ phụ thuộc vào bản chất màu và bước sóng của ánh sáng tới.
l: Chiều dày cu vet.
C: Nồng độ chất phân tích.
Khi l và Ɛ không đổi, độ hấp thụ quang phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ. Vì vậy, khi xây dựng được đường chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa độ hấp thụ và nồng độ C trong từng trường hợp cụ thể sẽ dễ dàng xác định được nồng độ chưa biết của một chất thông qua độ hấp thụ quang. Giới han phát hiện của phương pháp cỡ 10
-5M – 10
-6M.
Các tác giả Trần Thúc Bình, Trần Tứ Hiếu, Phạm Luận đã xác định Cu, Ni, Mn, Zn bằng phương pháp UV-VIS với thuốc thử PAN trong cùng một hỗn hợp cho sai số nhỏ hơn 4% ở các bước sóng khác nhau. Angeline M.Stoyanova đã xác định Cr(VI) bằng phương pháp trắc quang xúc tác, phương pháp này chủ yếu dựa trên hiệu ứng xúc tác của Cr(VI) đến phản ứng oxi hoá axit sunfanilic (SA) bằng H2O2 khi có mặt của p-Aminobenzoic axit (PABA).
Sau khi cho thuốc thử 15 phút, đo độ hấp thụ quang tại bước sóng 360nm. Điều kiện tối ưu của phương pháp đã được thiết lập: nồng độ SA là 4,3.10-3M, nồng độ PABA là 1,0.10-3M, nhiệt độ phản ứng 500C, hệ đệm axit axetic- axit boric-axit orthophotphoric có pH=6,6. Giới hạn phát hiện của phương pháp là 10ng/ml. Độ lệch chuẩn tương đối từ 2,9 đến 5,8%. Phương pháp này áp dụng thành công để xác định Cr trong nước thải.