Cùng tìm hiểu phương pháp phân tích huỳnh quang dùng để xác định các chất bao gồm định tính và định lượng.
Một chất khi hấp thụ một năng lượng ở giới hạn nào đó sẽ làm kích thích hệ electron của phân tử. Khi ở trạng thái kích thích, phân tử chỉ tồn tại ≤ 10-8s, nó lập tức trở về trạng thái cơ bản ban đầu và giải phóng năng lượng đã hấp thụ. Khi năng lượng giải toả được phát ra dưới dạng ánh sáng thì gọi là hiện tượng phát quang. Hoá học phân tích sử dụng hiện tượng này để định tính và định lượng các chất và gọi là phương pháp phân tích huỳnh quang.
Dong Yan-Jie và Ke Gai sử dụng phương pháp huỳnh quang để xác định lượng vết Pb trên cơ sở cho Pb2+ tạo phức với axit gibberellic theo tỉ lệ Pb2+: axit là 1: 2 với pH =7-8. Bước sóng kích thích và phát xạ lớn nhất là 205,0nm và 308,8 nm. Phương pháp cho giới hạn phát hiện là 0,52 ng Pb/ml. Chongqiu Jiang, Hongjian Wang, Jingzheng Wang [30] đã xác định lượng vết Cr với thuốc thử 2-hydroxy-1-naphtaldehyene-8-aminoquinoline (HNAAQ) bằng phương pháp huỳnh quang. Độ nhạy của phép xác định tăng lên trong môi trường nước-ancol với tỉ lệ 4/1 theo thể tích, pH =9,4. Trong điều kiện đó phức Cr-HNAAQ bị kích thích và phát xạ ở bước sóng từ 397-450nm. Giới hạn phát hiện của phương pháp là 77ng/ml. Khoảng tuyến tính của phương pháp lên đến 25μg/ml. Phương pháp này được áp dụng để xác định lượng vết Cr trong thịt và gan lợn.
B.W.Bailey, R.M.Donagall and T.S. West [28] sử dụng phương pháp huỳnh quang để xác định siêu vi lượng Cu(II). Các tác giả đã sử dụng thuốc thử [Cu(phen)2Rose Bengal], phức này được chiết vào cloroform và pha loãng bằng axeton. Bước sóng kích thích là 560μm và bước sóng phát xạ là 570μm. Giới hạn định lượng của phương pháp là 10
-3-6.10-
3ppm