Trong những báo cáo mới, các nhà khoa học đã có thể quan sát cách các tế bào ung thư lây lan từ khối u ban đầu đi vào trong và ngoài mạch máu. Sự phát triển này có thể cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh ung thư và làm thế nào để chống lại nó.
Đó là một bước tiến quan trọng trong sự hiểu biết của chúng ta về cách thức ung thư di chuyển trong cơ thể, các nhà nghiên cứu đã quan sát sự lây lan của các tế bào ung thư từ khối u đi vào mạch máu.
Phát hiện này cho thấy tăng trưởng thứ cấp được gọi là di căn thông qua các thành mạch của các mạch máu nhỏ, bằng cách nhắm mục tiêu vào một phân tử được gọi là Death Receptor 6 ( chỉ là tên các nhà khoa học đặt). Điều này sau đó đặt ra một quá trình tự hủy trong các mạch máu, cho phép các bệnh ung thư lây lan.
Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học Goethe Frankfurt và Viện Max Planck ở Đức, vô hiệu hóa Death receptor 6 ( DR6) có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư- miễn là không có cách thay thế cho các bệnh ung thư để di chuyển vào mạch máu.
“ Cơ chế này có thể là một điểm khởi đầu đầy hứa hẹn cho phương pháp điều trị ngăn chặn sự hình thành di căn”, nhà nghiên cứu Stefan Offermanns cho biết.
Nắm bắt việc tăng trưởng thứ cấp là vô cùng quan trọng, bởi vì hầu hết các trường hợp tử vong do ung thư không phải là do khối u ban đầu, mà là do khối u di căn.
Để vượt qua những thành mạch máu, các tế bào ung thư hướng tới mục tiêu tế bào nội mô, các tế bào này lót mặt trong của tất cả mạch máu và tạo nên một lớp màng. Chúng thực hiện thông qua một quá trình được gọi là necroptosis- hoặc lập trình cho tế bào chết”- thúc đẩy sự tổn thương của tế bào.
Theo các nhà nghiên cứu, lập trình tế bào chết được kích hoạt bởi các receptor DR6. Khi các phân tử này là mục tiêu, các tế bào ung thư có thể đi qua các lỗ hỗng trong thành mạch, hoặc tận dụng lợi thế của các tế bào suy yếu trong khu vực xung quanh.
Nhóm nghiên cứu đã quan sát các hoạt động tương tự trong các tế bào nuôi cấy và ở chuột. Ở những con chuột biến đổi gen mà DR6 bị vô hiệu, có ít quá trình necroptosis và ít di căn của tế bào ung thư.
Các nhà khoa học đã báo cáo những phát hiện của họ trên tạp chí Nature
Bước tiếp theo là tìm các tác dụng phụ gây ra bởi sự vô hiệu của DR6 và để tìm ra những lợi ích tương tự có thể được nhìn thấy ở người. Nếu vậy- và không đảm bảo rằng-điều này có khả năng sẽ là một cách hiệu quả trong việc làm chậm lại việc ung thư di căn.
Cũng có giả thuyết khác về sự di căn trong cơ thể. Các nhà khoa học tại Đại học California, Los Angeles ( UCLA) hiện đang điều tra ý kiến cho rằng các tế bào khối u cũng có thế lan truyền qua cơ thể bên ngoài mạch máu và máu.
Các nhà nghiên cứu cho rằng một cơ chế gọi là angiotropism có thể được sử dụng bởi một số khối u ác tính để bám vào bên ngoài của các mạch máu, hơn là thâm nhập vào bên trong. Nếu điều này được xác nhận, họ sẽ không cần phải chú tâm tới việc vô hiệu DR6 và hóa trị.
“ Nếu các tế bào khối u có thể lây lan bằng cách di căn liên tục theo bề mặt của các mạch máu và cấu trúc giải phẩu khác như tế bào thần kinh, chúng không nhất thiết phải di căn trong mạch máu” nhà nghiên cứu Laurent Betolilafrom UCLA giải thích.
Những phát hiện từ nghiên cứu đó, cũng tiến hành trên chuột, đã được công bố trên tạp chí Nature Scientific.
Khi hai nghiên cứu này cho thấy, không phải tất các bệnh ung thư đều hoạt động theo một cách, do đó việc tìm hiểu cách thức hoạt động của chúng thì càng khó khăn gấp bội. Nhưng nếu chúng ta càng phải đánh giá cao việc đó phức tạp và khó khăn đối với căn bệnh thì càng mang lại nhiều hy vọng chiến đấu với chúng.
Nguồn: Futurism