Màu sắc các kim loại và màu của chúng khi kết hợp với các gốc muối và oxi
Kim loại thường có ánh kim và có khối lượng tương đối lớn, dễ kéo dài và dát mỏng, thường có điểm nóng chảy cao, cứng và có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt. Cũng có một số kim loại ở dạng lỏng và nóng chảy ở nhiệt độ thấp.
Màu sắc kim loại Bạc và hợp chất
Bạc có ký hiệu hóa học là Ag và số hiệu nguyên tử là 47. Kim loại này có màu trắng mềm, có tính dẫn điện và nhiệt cao.
- Muối bạc phốt phát(AgNO3 - Silver Phosphate) tủa có màu vàng
- Muối Bạc Clorua(AgCl – Silver Chloride) có màu trắng
- Ag2Cr)4 có màu đỏ gạch
Màu sắc kim loại Đồng và hợp chất
- Đồng có ký hiệu hóa học là: Cu, Đồng nguyên chất có màu cam đỏ. Đồng được sử dụng làm chất dẫn điện, nhiệt và trong vật liệu xây dựng, và còn là thành phần trong các hợp kim khác.
- Dung dịch muối đồng nitrat ( Cu(NO
3)
2- Copper Nitrate) có màu xanh lam
- Dung dịch muối đồng clorua (CuCl
2- Copper Chloride) có màu xanh lá cây, còn tinh thể có màu nâu
- Dung dịch muối đồng sulphate (CuSO
4 - Copper Sulphate) có màu xanh lam, tinh thể ngậm nước có màu xanh lam, còn dạng khan có màu trắng.
- Cu2O, Copper (I) Oxide có màu đỏ gạch
- Cu(OH)2, Copper(II) hydroxide kết tủa có màu xanh da trời
- CuO, Copper (II) Oxide có màu đen
Màu sắc kim loại Kẽm và hợp chất
- Kẽm là kim loại lưỡng tính, có ký hiệu là Zn, số nguyên tử là 30. Kẽm có màu trắng xanh, óng ánh và nghịch từ.
- Muối kẽm Clorua( ZnCl2 – Zinc Chloride) có màu trắng
- Zn3P2 tinh thể có màu nâu xám
- ZnSO4, nếu ở dạng dung dịch không màu
Màu sắc kim loại Crom và hợp chất
- Crom hay Chromium là nguyên tố hóa học có ký hiệu Cr và số hiệu nguyên tử là 24. Crom là kim loại cứng, giòn, có độ nóng chảy cao. Crom kim loại có màu xám thép với độ bóng cao, không mùi, không vị và dễ rèn.Cr2O3 có màu đỏ sẫm
- CrCl2 có màu lục sẫm
Màu sắc kim loại Nhôm và hợp chất
- Nhôm là kim loại có ký hiệu hóa học là Al và số nguyên tử là 13. Nhôm có nhiệt độ nóng chảy là 660oC. Nhôm là kim loại mềm, nhẹ với màu bạc ánh kim mờ, vì có một lớp mỏng.Dung dịch muối nhôm clorua(AlCl3- Aluminum - - Chloride) không màu
- Al(OH)3 – Aluminum hydroxide, kết tủa trắng
- Al2(SO4)3 – Alumium sulfate có màu trắng
Màu sắc kim loại Sắt và hợp chất
Kim loại sắt có ký hiệu hóa học là Fe, sô hiệu nguyên tử là 26. Sắt là nguyên tố phổ biến trên trái đất, cấu thành lớp vỏ ngoài và trong của lõi Trái Đất. Sắt có màu trắng xám.
- Fe(OH)2- Iron(II) hydroxide có màu trắng xanh ở dạng kết tủa.
- Fe(OH)3 – Iron (III) hydroxide có màu nâu đỏ
- Dung dịch Sắt clorua( FeCl3 – Iron chlorua) có màu lục nhạt
- Fe3O4- Iron IV Oxide có màu nâu đen, ở dạng rắn
- Fe2O3 – Iron III Oxide có màu đỏ
- FeO - Iron II oxide có màu đen
- FeSO4.7H2O có màu xanh lục
- Fe(CSN)3 có màu đỏ của máu
Màu sắc kim loại Mangan và hợp chất
Mangan có ký hiệu hóa học là Mn, số hiệu nguyên tử là 25, được tìm thấy ở dạng tự do trong tự nhiên, đôi khi kết hợp với sắt và trong một số khoáng sản. Mangan kim loại có màu trắng xám, giống như sắt. Nó là kim loại cứng, rất giòn, khó nóng chảy nhưng rất dễ oxi hóa, có tinh chất thuận từ.
- Dung dịch mangan clorua (MnCl2- Manganese chlorua) có màu xanh lục; ở dạng tinh thể có màu đỏ nhạt
- Mn(OH)4 - Manganese(IV) Hydroxide có màu nâu
- MnO2 – Manganese (II )oxide kết tủa màu đen
Màu sắc kim loại Vàng và hợp chất
Vàng là nguyên tố hóa học có ký hiệu Au, số hiệu nguyên tử là 79. Là kim loại mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, có màu vàng, Vàng không phản ứng với hầu hết các loại hóa chất nhưng chịu tác dụng của nước cường toan tạo thành axit cloroauric, chịu tác dụng của dung dịch xyanua của các kim loại kiềm
- Au2O3 có màu đen
Màu sắc kim loại Thủy Ngân và hợp chất
Thủy Ngân là nguyên tố hóa học có ký hiệu Hg, số hiệu nguyên tử là 80. Là kim loại lưỡng tính có ánh bạc, ở dạng lỏng. Thủy Ngân thường được sử dụng trong các nhiệt kế, áp kết và các thiết bị y khoa.
- Thủy Ngân Clorua(HgCl2 – Mecurry (II) Clrorua) có màu vàng lục
- Hg2CrO4 có màu đỏ
Màu sắc kim loại Gali và hợp chất
Gali hay Gallium có ký hiệu hóa học là Ga, số hiệu nguyên tử là 31. Kim loại Gali có màu ánh bạc kim, Gali cứng và giòn ở nhiệt độ thấp, hóa lỏng rất dễ dàng, chỉ cao hơn nhiệt độ phòng, khoảng 29oC. Nó sẽ nóng chảy khi đặt vào lòng bàn tay người. Gali được ứng dụng trong các chất bán dẫn, chủ yếu là các diot phát quang( đèn LED)
- Ga(OH)3 kết tủa nhày màu trắng,
- GaI3 màu vàng.
Màu sắc kim loại chì và hợp chất
Chì là nguyên tố hóa học có ký hiệu Pb, số hiệu nguyên tử là 82. Chì là kim loại mềm, nặng và độc hại cho cơ thể. Có màu ánh kim xám. Chì có nhiều ứng dụng trong xây dựng, ắc quy chì, đạn và thành phần của nhiều hợp kim khác.
- PbI2 có màu vàng tươi, tan nhiều trong nước nóng.
Màu sắc kim loại Titan và hợp chất
Titan là kim loại có ký hiệu hóa học là Ti, số hiệu nguyên tử là 22. Là kim loại chuyển tiếp có màu trắng bạc. Titan được dụng trong các hợp kim cứng và nhẹ
- Ti(OH)3 có màu hung đỏ, tủa dạng nhầy
- TiI3 có màu đen
- Ti2O dạng bột màu đen
- TiOH dạng tinh thể màu vàng
Màu sắc một số kim loại khác: Li-màu trắng bạc, Na-màu trắng bạc, Mg-màu trắng bạc, K-có màu trắng bạc khi bề mặt sạch, Ca-màu xám bạc, B-Có hai dạng thù hình của bo; Bo vô định hình là chất bột màu nâu, nhưng bo kim loại thì có màu đen
Tham khảo: Wikipedia, hocmai.vn