SBC Scientific - Hóa chất sử dụng làm mưa nhân tạo

Hóa chất sử dụng làm mưa nhân tạo

Mưa nhân tạo được thử nghiệm từ năm 1946 bởi nhà hóa học người Mỹ Vincent Schaefer. Những ứng dụng của mưa nhân tạo vô cùng to lớn đối với nền nông nghiệp hiện đại, cũng như giải hạn cho những Quốc gia có mùa khô kéo dài.
facebook-sbc.png   wordpress-logo.png   twitter-16x16.png   youtube-16x16.png   google-plus-icon.png   pinterest-logo-16x16.png   blogger-16x16.png   google-sites.PNG  sbc-logo-16x16.jpg
mua-nhan-tao.jpg

Định nghĩa về mưa nhân tạo(cloud seeding): là công nghệ làm thay đổi thời tiết ở 1 khu vực nhất định, nhằm tăng lượng mưa, giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, mưa đá gây ra.

Năm 1946, công nghệ mưa nhân tạo của Vincent Schaefer được thử nghiệm và sau đó được ứng dụng rộng rãi ở các Quốc gia nhằm thúc đẩy nông nghiệp, giải cứu nhanh chóng những vụ cháy rừng, làm tan mây mù... 

Các loại hóa chất sử dụng trong công nghệ làm mưa bao gồm, canxi clorua, CaC2, CaO,  iốt bạc, kali iođua và băng khô (solid carbon dioxide). Có 3 giai đoạn trong quá trình làm mưa nhân tạo

mua-nhan-tao.gif

Giai đoạn 1: Người ta dùng máy bay để phun các hỗn hợp gồm CaCl2, CaC2, CaO, hợp chất của muối và ure, amonium nitrate nhằm kích thích khối không khí đi lên và tạo thành đám mây. Những chất này có khả năng hấp thụ hơi nước từ khối không khí nên sẽ kích thích quá trình ngưng tụ.

Giai đoạn 2: Trong đám mây, số lượng các hạt nhân ngưng kết và mật độ mát tăng lên 

Giai đoạn 3: Máy bay phun vào các đám mây chất chậm đông gồm iot bạc và băng khô ( CO2 đóng băng), gây ra tình trạng mất cân bằng ở mức cao nhất, tạo ra nhiều hạt nước mà khi đủ kích thước chúng sẽ rơi xuống đất.

Các nhà vật lý ở trường Đại học Geneva Thụy Sỹ phát minh ra một phương pháp làm mưa nhân tạo bằng tia laser. Bằng cách bắn hàng loạt xung cực ngắn tia laser hồng ngoại vào một căn phòng có hơi nước bão hòa ở nhiệt độ -24°C.
 
Những xung laser này sẽ tách các điện tử từ các nguyên tử trong không khí tạo thành các gốc hyđrôxin. Các gốc hyđrôxin sau đó sẽ chuyển đổi lưu huỳnh và nitơ điôxit trong không khí thành các hạt giúp những giọt nước lớn kết tinh xung quanh tạo thành mây.
 
Tại Berlin, Đức các nhà khoa học đã thí nghiệm bằng cách chiếu xung laser lên độ cao 60 mét. Kết quả cho thấy mật độ và kích thước của giọt nước ngưng tụ trên bầu trời tăng vọt. Nhóm nghiên cứu đang tối ưu hóa các bước sóng laser để tạo ra những đám mây đủ lớn thành mưa nhân tạo.

Tags:  

Mưa nhân tạo

Nhà phân phối