Nhà sinh học phân tử người Nhật Yoshinori Ohsumi vừa đoạt giải Nobel 2016 cho lĩnh vực sinh lý học hoặc Y Học cho công trình nghiên cứu về tế bào tự ăn chính mình Autophagy: Quá trình tế bào tiêu hóa và tái chế các thành phần của chính mình.
Ohsumi năm nay 71 tuổi, hiện tại là Giáo sư giảng dạy tại Học viện Công Nghệ Tokyo ở Yokohama, các thí nghiệm của ông cũng được công nhận vào những năm 1990, khi ông sử dụng nấm men bánh mì (Saccharomyces cerevisiae) để xác định gen kiểm soát tế bào tiêu hủy các thành phần bên trong chúng. Cơ chế tương tự như bên trong tế bào người, và đôi khi nó liên quan đến rối loạn di truyền.
Giáo Sư Yoshinori Ohsumi(Tokyo Institute of Technology/Reuters)
“ Ông ấy là một người rất khiêm tốn, tuy nhiên đã làm thay đổi cục diện trong lĩnh vực này”, Sharon Tooze, nhà sinh vật học tại Viện Crick Francis ở London nói. “ Ông ấy quan tâm đến những chuỗi phản ứng kỳ lạ, hóa ra đó là một vấn đề quan trọng trong Y Học”.
Từ Autophagy trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “tự ăn”- được đặt từ năm 1963 bởi nhà sinh hóa người Bỉ, Chrisian de Duve, ông đã quan sát tế bào phá vỡ các phần của chúng bên trong một túi ‘chế biến chất thải” gọi là lysosome. Nhưng đến công trình của Ohsumi, các nhà sinh học mới nhận ra tầm quan trọng trong Sinh lý học và Y Học, theo thông cáo xuất bản từ hội Nobel.
"Nếu không có quá trình tự thực tế bào của chúng ta sẽ không thể tồn tại," Juleen Zierath, một nhà sinh lý học tại Viện Karolinska ở Stockholm người được chọn vào thành viên hội đồng Nobel Y Học. Các tế bào phân hủy thành phần của chúng để tránh việc xâm phạm của vi khuẩn và virus. Chúng cũng làm điều này để loại bỏ protein hoặc bào quan bị tổn hại, nhằm làm mới hoặc đơn giản là dọn dẹp các mảnh vụn vỡ tế bào.
Sự gián đoạn trong quá trình tự thực” có liên quan đến bệnh Parkinson, tiểu đường loại 2, và các bênh rối loạn khác, hội động Nobel nói- và nghiên cứu đang tiếp tục phát triển loại thuốc nhằm ảnh hướng đến quá trình này.
Ohsumi, sẽ nhận được 8 triệu kronor Thụy Điển (US $ 940,000) cho giải thưởng Nobel, và cũng giành 50 triệu Yên (US $ 626,000) “giải thưởng Kyoto” trong khoa học cơ bản vào năm 2012 cho công trình autophagy.
Tham khảo tạp chí Nature