Cây Trúc Đào mang độc tính chết người. Tuy nhiên, khi kết hợp liều lượng thích hợp thì sẽ chữa được nhiều bệnh như bệnh tự nhiên đỏ bừng mặt, có nước tích tụ trong ngũ tạng làm to bụng, chữa các bệnh về tim. Chiết xuất chất Neriolin từ Trúc Đào là một loại thuốc trợ tim có hiệu quả nhanh chóng so với các loại trợ tim cổ điển khác.
Trúc Đào, còn được gọi là đào lê, laurier rose, có tên khoa học là Neriumoleander ; thuộc họ Trúc Đào Apocunaceae. Người ta gọi tên đó vì có lá giống trúc và hoa giống hoa đào.
Đặc điểm hình thái Cây Trúc Đào
Là một loài cây cỡ nhỏ, có thể cao tới 4-5m, mọc riêng lẻ hay từng bụi, cành mềm dẻo. Lá mọc đối hay mọc vòng từng lá 3 một, thuộc loại lá lớn, mép nguyên, cuống ngắn, phiến lá hình mác, dài 7-20cm, rộng từ 1-4cm, dai cứng, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, gân đều, song song ngang hai bên gân chính. Hoa màu hồng hay trắng, mọc thành xim ngù ở đầu cành. Quả gồm hai đại, gầy, trong chứa nhiều hạt có lông.
Cây Trúc Đào mọc hoang ở vùng ven biển Địa Trung Hải, sau di thực vào Việt Nam, có nơi trồng làm cảnh.
Chất Neriolin
Trong lá Trúc Đào có bốn loại glucozit: oleandrin(neriloin hay folinerin), neriin, neriantin và adynerin.
Neriolin có công thức nguyên là C32H48O9, trọng lượng phân tử là 576,70 là một glucozit không màu, có tinh thể hình kim, vị rất đắng. Độ chảy 245-250oC. Ít tan trong nước và benzene, tan trong chlorofoc, cồn etylic, metylic, nhưng độ tan trong rượu metylic kém hơn trong etylic. Cho phản ứng legal và keller-kiliani.
Cách dùng Neriolin cho trợ tim
Neriolin được dùng dưới hình thức rượu và thuốc viên. Dung dịch rượu 1/5.000 chế như sau:
Neriolin 0,2g, cồn 7oC( Đỗ Tất Lợi, Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam). Đun cách thủy cho đến khi tan hết neriolin. Để nguội, thêm cồn 70oC vào cho đủ 1 lit. Lọc qua giấy. Để vào các lọ màu, mỗi lọ 10-15 hay 20ml. Bảo quản nơi thoáng mát. Mỗi ngày uống 3-4 lần, lần 10(X) giọt.
Viên neriolin: Mỗi viên chưa 0,1 hay 0,2mg. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên 0,0001g.
Lưu ý: Neriolin phải được bảo quản theo chế độ thuốc độc
bảng A, nhưng dung dịch và viên thuốc thì bảo quản theo
bảng B.
Nguồn: Đỗ Tất Lợi, Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam 2006