SBC Scientific - Hóa chất bảo vệ thực vật- chất chuẩn nông dược

Hóa chất bảo vệ thực vật- chất chuẩn nông dược

Thuốc bảo vệ thực vật thực ra đời giúp cải thiện năng suất và mùa màng cho bà con nông dân. Thuốc trừ sâu là một loại chất nhằm chống côn trùng gây hại. Chúng có thể diệt được trứng và ấu trùng. Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp, y tế, công nghiệp và gia đình.

banner-sigma-aldrich-sbc-scientific.jpg

Từ khóa tìm kiếm:  chất chuẩn thuốc bảo vệ thực vật, chuẩn bảo vệ thực vật, chuẩn nông dược, chuẩn thuốc trừ sâu, chuẩn thí nghiệm, chất chuẩn gốc, chất chuẩn thứ cấp, chất chuẩn dược điển.

Hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu là những loại hóa chất chiết xuất từ cây cối hoặc được tổng hợp nhân tạo. Theo tổ chức Nông Lương Thực Thế Giới, thuốc trừ sâu là một chất nào hay hỗn hợp các chất được dùng để phòng, phá hủy hay diệt bất kỳ một vật hại nào, kể cả vector truyền bệnh của người hay gia súc, những loại cây cỏ dại hoặc các động vật gây hại trong hoặc can thiệp trong quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hoặc tiếp thị thực phẩm, lương thực, gỗ và sản phẩm, thức ăn gia súc.

Các loại nông dược được sản xuất theo quy trình của nhà máy, tuy nhiên quá trình của chúng cần được đánh giá so sanh thông qua các chất chuẩn nông dược hay còn gọi là chất chuẩn đối chiếu.
Các chất chuẩn phổ biến sau: chất chuẩn gốc, chất chuẩn thứ cấp và chất chuẩn nhà sản xuất.
 
SBC Scientific cung cấp các nhãn hàng dành cho chuẩn nông dược như: Hóa chất Supelco,hóa chất Fluka và hóa chất Sigma Aldrich. Với đầy đủ các loại sản phẩm dành cho phân tích, có hơn 1,300 chủng loại sản phẩm có thể đáp ứng tiêu chuẩn của phòng thí nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
 
Danh sách chất chuẩn nông dược(thuốc bảo vệ thực vật): Danh sách đại diện

No. Tên các chuẩn thuốc bảo vệ thực vật
1 Abamectin PESTANAL®, analytical standard
2 Abate® analytical standard
3 Acephate PESTANAL®, analytical standard
4 Acequinocyl PESTANAL®, analytical standard
5 Acetaldehyde analytical standard
6 Acetamiprid-N-desmethyl PESTANAL®, analytical standard
7 Acetochlor PESTANAL®, analytical standard
9 Organophosphate (OP) Pesticide Mix
certified reference material, 100 μg/mL each component in hexane
10 Cadusafos PESTANAL®, analytical standard
11 Carbofuran-3-hydroxy PESTANAL®, analytical standard
12 Chlorbufam PESTANAL®, analytical standard
13 γ-Chlordane analytical standard
14 Chlorfluazuron PESTANAL®, analytical standard
15 β-Cyfluthrin PESTANAL®, analytical standard
16 Cyhalofop PESTANAL®, analytical standard
17 Cyromazin PESTANAL®, analytical standard
18 2,4-D PESTANAL®, analytical standard
19 Dialifos PESTANAL®, analytical standard
20 1,4-Dichloro-2-nitrobenzene PESTANAL®, analytical standard
21 Dienochlor PESTANAL®, analytical standard
22 Fluridon PESTANAL®, analytical standard ( chất chuẩn thuốc bảo vệ thực vật)
23 Gibberellic acid PESTANAL®, analytical standard
24 Bupirimate PESTANAL®, analytical standard
25 Quinalphos PESTANAL®, analytical standard
26 Quinchlorac PESTANAL®, analytical standard
27 Quinmerac PESTANAL®, analytical standard
28 Silvex® analytical standard
29 Sulfur PESTANAL®, analytical standard
30 Tebutam PESTANAL®, analytical standard
31 2,4,6-Trichlorophenol PESTANAL®, analytical standard
32 Tricyclazol PESTANAL®, analytical standard
33 Ziram PESTANAL®, analytical standard
34 Zoxamide PESTANAL®, analytical standard
 

Thuốc bảo vệ thực vật được phân loại như thế nào?


1. Theo nguồn gốc và công thức hóa học

 
Nguồn gốc
 
Nhóm chính
Hữu cơ Các chất trừ sâu có chứa Clo: DDT, Clodan
Các chất trừ sâu có chứa phốt pho: Wophatox, Diazinon, Malathion,  Monitor...
Nhóm các hợp chất cacbamat: Sevin, Furadan, Mipcin, Bassa
Các chất trừ sâu thuỷ ngân hữu cơ
Các dẫn xuất của hợp chất nitro
Các dẫn xuất của urê
Các dẫn xuất của axít propioníc
Các dẫn xuất của axít xyanhydríc
Vô cơ Các hợp chất chứa đồng
Các hợp chất chứa lưu huỳnh
Các hợp chất chứa thuỷ ngân
Chất trừ sâu có nguồn gốc thực vật, sinh học là ancaloid, thực vật có chứa nicotin, anabazin, pyrethroid
Một số loại khác
 
 
 Tham khảo chất chuẩn đối chiếu- Analytical standard 
 
Theo mục đích sử dụng:

 
Tên nhóm
 
Bao gồm
Các chất trừ sâu, trừ nhện, trừ côn trùng gây hại Nhóm các chất trừ sâu có chứa Clo: DDT, Clodan
Nhóm các chất trừ sâu có chứa phốt pho: Wophatox, Diazinon, Malathion, Monitor...
Nhóm các hợp chất cacbamat: Sevin, Furadan, Mipcin, Bassa
Nhóm các hợp chất sinh học: Pyrethroid, Permetrin
Các chất trừ nấm, trừ bệnh, trừ vi sinh vật gây hại Các hợp chất chứa đồng
Các hợp chất chứa lưu huỳnh
Các hợp chất chứa thuỷ ngân
Một số loại khác
Các chất trừ cỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng Các hợp chất chứa Phênol (2,4- D)
Các hợp chất của axits propyoníc (Dalapon)
Các dẫn xuất của cacbamat (ordram)
Triazin
Các chất diệt chuột và động vật gặm nhấm Photphua kẽm và Warfarin
 
2. Phân loại theo mức độ độc tính(WHO)


Phân nhóm độc
 
Qua miệng
 
Qua da
 
Thể rắn
 
Thể lỏng
 
Thể rắn
 
Thể lỏng
I.a. Độc mạnh (Vạch màu đỏ trên bao bì) ≤5 ≤20 ≤10 ≤40
I.b. Độc (Vạch màu đỏ trên bao bì) 5- 50 20- 200 10- 100 40- 400
II. Độc trung bình (Vạch màu vàng trên bao bì) 50- 500 200- 2000 100- 1000 400- 4000
III. Độc ít (Vạch màu xanh lam) 500- 2000 2000- 3000 >1000 >4000
IV. Độc rất nhẹ (Vạch màu xanh lá cây) >2000 >3000    
 
Lưu ý: LD 50 là liều độc cần thiết để giết chết 50% chuột thực nghiệm. Liều 5mg/kg thể trọng tương đương 1 giọt uống hay nhỏ mắt. Liều 5-50 tương đương với 2 thìa súp. Giá trị LD50 càng nhỏ thì hoá chất đó càng độc.
 
Thuật ngữ “thể rắn”, “thể lỏng” là tình trạng lý học của Hóa chất bảo vệ thực vật(HCBVTV) được phân loại
 
3. Phân loại theo thời gian phân giải sinh học


 
Độ bền
 
Thời gian
Kém bền vững ≤ 1 tháng
Bền vững trung bình 1-6 tháng
Bền vững 0,5 – 2 năm
Rất bền vững ≥ 2 năm
 
Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật đối với năng suất và hệ sinh thái:
Việc sử dụng thuốc trừ sâu được cho là một trong các yếu tố chính dẫn tới sự gia tăng sản lượng nông nghiệp trong thế kỷ 20. Gần như tất cả các loại thuốc trừ sâu đều có nguy cơ làm thay đổi lớn các hệ sinh thái; nhiều loại thuốc trừ sâu độc hại với con người; và các loại khác tích tụ lại trong chuỗi thức ăn. Do đó, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đúng liều lượng, đúng lúc, đúng loại và đúng kỹ thuật sẽ đẩy lùi dịch hại, diệt cỏ dại và tạo điều kiện cho cây trồng tận dụng được những điều kiện phát triển tối ưu của kỹ thuật thâm canh, giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao, chất lượng nông sản cao.

Những tiêu chuẩn nào cho phép đối với thuốc bảo vệ thực vật trong nước:

Theo thông tư QCVN 01:2009/BYT thì nồng độ tiêu chuẩn tối đa cho phép của 1 số HCBVTV trong nước ăn uống như bảng sau:

Stt Tên HCBVTV Hàm lượng tối đa cho phép (µg/l)
1 Alachlor 20
2 Aldicarb 10
3 Aldrin/Dieldrin 0,03
4 Atrazin 2
5 Bentazone 30
6 Carbofuran 5
7 Clodane 0,2
8 Clorotoluron 30
9 DDT 2
10 1,2- Dibromo – 3 Cloropropan 1
11 2,4-D 30
12 1,2- Dicloropropan 20
13 1,3 – Dicloropropen 20
14 Heptaclo và heptaclo expoxit 0,03
15 Hexaclorobenzen 1
16 Izoproturon 9
17 Lindane 2
18 MCPA 2
19 Methoxychlor 20
20 Methachlor 10
21 Molinate 6
22 Pendimetalin 20
23 Pentaclorophenol 9
24 Permethrin 20
25 Propanil 20
26 Simazine 20
27 Trifuralin 20
28 2,4 DB 90
29 dichloprop 100
30 Fenoprop 9
31 Mecoprop 10
32 2,4,5-T 9
 
Theo QCVN 08:2008/BTNMT của HCBVTV trong nước mặt

 
Nhóm HCBVTV
 
 
 
Thông số
 
 
 
Đơn vị
 
Giá trị giới hạn
 
A
 
B
 
A1
 
A2
 
B1
 
B2
Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ Aldrin+Dieldrin mg/l 0,002 0,004 0,008 0,01
Endrin mg/l 0,01 0,012 0,014 0,02
BHC mg/l 0,05 0,1 0,13 0,015
DDT mg/l 0,001 0,002 0,004 0,005
Endosunfan (Thiodan) mg/l 0,005 0,01 0,01 0,02
Lindan mg/l 0,3 0,35 0,38 0,4
Chlordane mg/l 0,01 0,02 0,02 0,03
Heptachlor mg/l 0,01 0,02 0,02 0,05
Hoá chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ Paration
Malation
  mg/l
mg/l
0,1
0,1
0,2
0,32
0,4
0,32
0,5
0,4
Hóa chất trừ cỏ 2,4D
2,4,5T
Paraquat
mg/l
mg/l
mg/l
100
80
900
200
100
1200
450
160
1800
500
200
2000
 
Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:
 
A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.
 
A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.
 
B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
 
B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.


Phương pháp xử lý, loại bỏ HCBVTV trong nước

 
Để tăng hiệu quả sử dụng của HCBVTV, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng liều, đúng loại, đúng kỹ thuật) và 1 số quy tắc sau: không dùng thuốc quá độc hoặc lâu phân hủy hoặc có lượng hoạt chất sử dụng quá cao và đảm bảo thời gian cách ly.
Với nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi HCBVTV có 1 số phương pháp xử lý sau:

1. Phá huỷ bằng hồ quang, plasma
 
Phương pháp được tiến hành trong thiết bị cấu tạo đặc biệt. Các liên kết hóa học của hợp chất hữu cơ bị bẻ gẫy ở nhiệt độ cao tạo nên Plasma khí ion hoá (thường cao hơn 280000C) trong ống phản ứng sinh ra sóng phát xạ electron cực ngắn (vi sóng) và tạo ra các nhóm gốc tự do dẫn tới việc tạo thành SO2, CO2, H2O, HPO3, và Cl2, Br2...Sản phẩm phân hủy được tạo ra phụ thuộc vào bản chất thuốc BVTV.
 
2. Phương pháp thuỷ phân

Nguyên lý: thay đổi cân bằng ion của nước khi thêm vào nước chất có tính axit thì nồng độ H+ trong nước tăng, ngược lại khi thêm vào nước chất có tính bazơ thì nồng độ OH- trong nước tăng. Chính các ion H+ và OH- là các tác nhân tấn công vào các liên kết của các phân tử thuốc BVTV làm chúng chuyển thành hoá chất khác không độc hoặc ít độc hơn. Có 2 loại thuỷ phân: thuỷ phân trong môi trường axit  hoặc môi trường kiềm
 
3.  Phương pháp oxy hoá (ở nhiệt độ thấp)

- Nguyên lý: Các gốc tự do phát sinh ra khi thêm chất oxy hoá  vào nguồn nước có hoạt tính rất mạnh có khả năng phá vỡ cấu trúc phân tử của thuốc BVTV tạo sản phẩm không độc hoặc ít độc.
 
Các chất oxy hoá thường dùng là khí Clo (Cl2), kalipemaganat (KMnO4 - thuốc tím), ozon (O3), hydro peoxit (H2O2 - nước oxy già), hypoclirit natri hay canxi (NaOCl - Nước gia ven), (Ca(OCl)2 - clorua vôi). Cần lưu ý lựa chọn các chất oxy hóa phù hợp với từng loại HCBVTV vì nhiều khi những sản phẩm tạo thành sau quá trình oxy hóa lại là chất có độc tính cao hơn.

4. Phương pháp chiết

+ Chiết bằng dung môi:

Chiết bằng dung môi là phương pháp cổ điển, thường sử dụng trong công nghệ hoá học để tách và tinh chế các chất. Kỹ thuật chiết sử dụng tính tan tương hỗ của một chất trong hai chất lỏng không trộn lẫn vào nhau. Lợi dụng khả năng hoà tan tốt của nhiều hoá chất BVTV trong các dung môi hữu cơ, trong khi các dung môi này không hoà tan trong nước, người ta đã qua sử dụng có thể tinh chế cho các quá trình xử lý tiếp theo.

+ Chiết bằng màng lỏng

Kỹ thuật chiết màng mỏng khác với kỹ thuật chiết cổ điển nêu trên ở chỗ kỹ thuật chiết màng mỏng sử dụng một hệ nhũ tương nước trong dầu để phân tách. Nhờ bề mặt lớn của màng ở dạng phân tán huyền phù đã tạo điều kiện thu gom rất tốt các chất trong pha nước. Hơn nữa việc chiết và tách trong quá trình sử dụng kỹ thuật chiết màng lỏng xảy ra đồng thời và nhanh hơn so với phương pháp chiết cổ điển.

5. Phương pháp oxy hoá bằng khí ướt

Phương pháp này dựa trên cơ chế oxy hoá bằng hỗn hợp không khí và hơi nước ở nhiệt độ cao 200 - 3500C và áp suất 70 - 140atm. Nhiệt thải do sự hoá hơi sẽ vừa đủ để phản ứng xảy ra và áp suất cao được tạo ra sẽ ngăn ngừa hiện tượng hoá hơi mạnh. Lượng nhiên liệu được cấp vào để khơi mào phản ứng oxy hoá sẽ tuỳ thuộc vào bản chất của chất thải cần xử lý, và quá trình sau đó có thể tự duy trì. Một phần nhiệt sinh ra trong phản ứng phát nhiều nhiệt có thể tận dụng để thiết bị tiếp tục hoạt động hoặc để chạy máy phát điện.
 
6.  Phương pháp oxy hoá (ở nhiệt độ cao)

Phương pháp oxy hoá ở nhiệt độ cao có hai công đoạn chính sau:
 
Công đoạn 1: Công đoạn tách chất ô nhiễm ra khỏi hỗn hợp đất bằng phương pháp hoá hơi chất ô nhiễm. Tuỳ thuộc vào loại chất ô nhiễm, quá trình hoá hơi xảy ra ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi của chất ô nhiễm, thường từ 1500C đến 4500C đối với các hoá chất BVTV loại mạch thẳng và từ 3000C đến 5000C đối với các hoá chất BVTV loại mạch vòng hoặc có nhân thơm.
 
Công đoạn 2: là công đoạn phá huỷ chất ô nhiễm bằng nhiệt độ cao. Dùng nhiệt độ cao có dư oxy để oxy hoá triệt để các chất ô nhiễm tạo thành CO2, H2O, HCl, NOx, P2O5...(tuỳ thuộc vào bản chất của chất ô nhiễm được xử lý). Để quá trình oxy hoá xảy ra hoàn toàn, lượng oxy dư phải được duy trì ở mức lớn hơn 6% và nhiệt độ buồng đốt phải đủ cao (>11000C) nhằm tránh việc tạo sản phẩm nguy hiểm.
 
Xem thêm: 

1. Kinh nghiệm mua hóa chất thí nghiệm
2. Hóa chất thí nghiệm cao cấp
3. Hóa chất Sigma Aldrich

Để đặt mua hóa chất chuẩn bảo vệ thực vật, chất chuẩn nông dược, xin vui lòng liên hê:

CTY TNHH TMDV KHOA HỌC SBC VIETNAM
Email: info@sbc-vietnam.com
Tel: (+84) 68400109
Hotline: 0945677929

Nhà phân phối