Nuôi cấy mô thực vật hay còn gọi nuôi cấy invitro, nuôi cấy trong ống nghiệm thực vật. Phương pháp nuôi cấy invitro dùng để nhân giống các loại cây, hoặc dùng nghiên cứu chuyên sâu như chuyển gene, lai tạo giống...
Phương pháp nuôi cấy mô thực vật
Vì sao người ta chọn phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống? Phương pháp nuôi cấy mô bắt đầu từ năm 1902 bởi ông Haberlandt. Ông cho rằng tế bào thực vật là toàn năng, có thể lấy bất kỳ chỗ nào trên thực vật để đưa vào invitro, và chúng có thể tái tạo lại thành một cây hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu hiện đại, việc tối ưu hóa phương pháp nhân giống cho rằng nên chọn những vị trí khác nhau tùy vào giống cây khác nhau để cho việc tái sinh có tỷ lệ thành công cao. Phương pháp nuôi cấy mô thực vật sẽ đem lại lợi ích rất lớn như: nhân giống với số lượng lớn, đồng đều, sạch bệnh và cho năng suất cao gấp 100, gấp 1000 lần so với phương pháp nhân truyền thống.
Phương pháp nuôi cấy mô thực vật vận dụng tất cả những kỹ thuật hay phương pháp để đưa cây vào điều kiện vô trùng( trong bình nghiệm hoặc trong ống nghiệm). Người ta dùng phương pháp này để tạo ra cây giống với ưu thế vượt trội hơn cây bố mẹ bằng cách chuyển gene, lai tạo... cây con sẽ khỏe hơn, có sức chịu hạn hán, chịu mặn, chịu rét tốt hơn....
Chọn mẫu để đưa vào ống nghiệm
Thông thường chọn phần đỉnh sinh trưởng sẽ đem lại hiệu suất tái sinh rất cao và tỷ lệ nhiễm khuẩn rất ít. Vị trí này ít tiếp xúc với đất và vi khuẩn rất ít xuất hiện ở phần này. Tiếp đến có thể chọn phần cành, nhánh non để vào mẫu. Ở phong lan, như Hồ Điệp, có thể dùng phát hoa để vào mẫu.
Việc chọn mẫu ở phần rễ và gốc như ở cây chuối( vô bằng củ chuối), tỷ lệ nhiễm rất cao. Do đó, cần phải có quy trình khử mẫu rất kỹ lưỡng. Vì phần này tiếp xúc trực tiếp với đất, vi khuẩn vi sinh, nấm mốc sinh sống trên chúng.
Vô trùng mẫu thực vật
Sau khi chọn được mẫu thích hợp để nuôi cấy invitro. Bước tiếp ta thực hiện thao tác khử trùng mẫu, nhằm sạch khuẩn, sạch nấm mốc, mầm bệnh...
Việc vô trùng có nhiều phương pháp và nhắm đến từng đối tượng riêng biệt. Thời gian và liệu lượng chất khử trùng xử lý trên mẫu sẽ điều chỉnh khác nhau.
Nhìn chung, ta sử dụng nước cất, sử dụng cồn 70o, javel và dung dịch muối thủy ngân 0.1%, oxi già. Trước khi xử lý vô trùng, ta nên rửa bằng nước vòi trong 15-20 phút, rồi rửa bằng xà phòng.
Đọc kỹ hơn về các phương pháp trên ở đây:
https://khonggiansinhhoc.com/nuoi-cay-mo-thuc-vat-va-loi-ich-tu-nuoi-cay-invitro-phan/
Kỹ thuật thao trên tủ cấy
Trước khi sử dụng tủ cấy cần chiếu sáng đèn UV trong 30 phút. Sau đó, xịt cồn 70o để lau tủ, và lau tay bằng cồn. Các chai lọ, bình, trước khi đem vào tủ nên xịt cồn luôn. Các que cấy, pen kẹp, kéo trước khi thao tác cần phải hơ trên ngọn lửa đèn cồn. Có thể cắm vào ống nghiệm có chứa cồn 90o, mỗi lần thao tác đều phải đốt hoặc hơ trên ngon lửa. Sau đó để nguội ->sử dụng, thao tác.
Chọn môi trường thích hợp cho cây:
Thông tin liên hệ:
SBC Scientific
Hotline: 0945677929
Email: info@sbc-vietnam.com