SBC Scientific - Nuôi cấy mô: Ảnh hưởng của Ascorbic acid, than hoạt tính và ánh sáng lên khả năng tạo chồi của chuối

Nuôi cấy mô: Ảnh hưởng của Ascorbic acid, than hoạt tính và ánh sáng lên khả năng tạo chồi của chuối

Trong nuôi cấy mô nói chung, nuôi cấy mô chuối nói riêng thì vấn đề hoá nâu xung quanh mô cần được giải quyết. Xung quanh phần mô hoá nâu là do quá trình oxy hoá của hợp chất phenolic, kết quả là làm tổn thương mô thực vật. Tệ hơn là làm chết mô và quá trình nhân chồi coi như thất bại. Quinones gây độc cho cây, được sinh ra trong quá trình oxy hoá của hợp chất phenolic, Quinones phát tán xung quanh mô gây hoại tử và chết ở mô thực vật.

nuoi-cay-mo-chuoi.jpg
 
Vậy làm cách nào để xử lý vấn đề hoá nâu ở nuôi cấy mô thực vật?

   Trong các bài nghiên cứu người ta có sử dụng PVP, Vitamin C, than hoạt tính. Trong bài này sẽ viết về sự kết hợp của Vitamin C tức là Ascobic acid và than hoạt tính để làm giảm quá trình hoá nâu ở mô thực vật trên cây chuối giống Barangan. Những hợp chất này làm giảm quá trình oxy hoá của hợp chất phenolic. Ngoài ra Ascorbic acid còn liên quan đến quá trình phân chia tế bào và tạo chồi. Các nghiên cứu trên giống chuôi Cavendish chỉ ra rằng ascorbic acid không chỉ ngăn chặn quá trình hoá nâu mà còn tăng số lượng chồi. Về phần than hoạt tính, nó sẽ hấp thụ các chất độc tố trong quá trình mô trao đổi chất với môi trường. 
 
   Quá trình vô trùng mẫu: Mẫu mô chuối được lấy phần lõi của gốc chuối, kích thước chừng 10x10x15 mm3. Tiến hành rửa sạch, gọt bỏ bớt phần bụi bẩn bên ngoài, ngâm nước tẩy javen 15 phút, sau đó rửa lại với nước cất tiệt trùng.
- Cho vào cốc sạch mang vào tủ cấy, rửa mẫu lại với nước vô trùng.
- Rửa cồn 70 độ, lắc trong vòng 2 phút, sau đó rửa lại với nước vô trùng 3 lần.
- Lắc mẫu trong javel 2 phút, rửa lại với nước vô trùng 3 lần.
- Lắc mẫu trong muối thuỷ ngân 0.1% trong 2 phút.
- Tiến hành cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài, dùng dao nhọn lấy đỉnh sinh trưởng ra khỏi mẫu và cấy vào môi trường nhân giống ban đầu.
 
Môi trường nuôi cấy: Mẫu sau khi đã được vô trùng ta chuyển sang môi trường Murashige and Skoog (1962) với tỷ lệ hormone bổ sung như sau: 6-BAP 4mg/L và IAA 1.6mg/L. Ascorbic acid được thêm vào môi trường nuôi cấy với tỷ lệ:50mg/L hoặc 100mg/L , than hoạt tính được thêm vào môi trường nuôi cấy với tỷ lệ: 0.5 mg/L hoặc 1 mg/L .
Trong 4 tuần đầu tiền nên để trong tối, trong điều kiện tối Ascorbic acid không bị rã như điều kiện sáng. Trong điều kiện tối thì số lượng chồi cao hơn so với điều kiện sáng. 
 
Ref: 
1. J. J. North, P.A. Ndakidemi & C.P. Laubscher. 2010. The potential of developing an in vitro method for
propagating Strelitziaceae. African Journal of Biotechnology 9(45): 7583--7588.
 
2. R. L. M. Pierik. 1987. In vitro culture of higher plant. Martinus Nijhoff Publishers, Dordrecht: v + 344 pp.
 
3. M. Ziv & A.H. Halevy.1983. Control of oxidative browning and in vitro propagation of Strelitzia reginae.
Horticulture Science 18(4): 434--436.
 
4. H. Laukkanen, H. Haggman, S. Kontunen-Scoppia & A. Hohtola. 1999. Tissue browning of in vitro culture
of Scot pine: Role of peroxidase and polyphenol oxidase. Physiological Plantarum 106: 337--343.
 
5. N. M. C. Nayanakantha, B.R. Singh & A. Kumar. 2010. Improved culture medium for micropropagation of
Aloe vera L. Tropical Agricultural Research & Extension 13(4): 87--93.
 
6. R. Abdelwahd, N. Hakam, M. Labhilili & S.M. Udupa. 2008. Use of an adsorbent and antioxidants to reduce
the effects of leached phenolics in in vitro plantlet regeneration of faba bean. African Journal of
Biotechnology 7(8): 997--1002.
 
7. N. Babbar, H.S. Oberoi, D.S. Uppal & R.T. Patil. 2010. Total phenolic content and antioxidant capacity of
extracts obtained from six important fruit residues. Food Research International 44: 391--396.
 
8. N. Smirnoff. 1996. The function and metabolism of ascorbic acid in plants. Annals of Botany 78: 661--669.
 
9. W. H. Ko, C.C. Su, C.L. Chen & C.P. Chao. 2009. Control of lethal browning of tissue culture planlets of
Cavendish banana cv. Formosana with ascorbic acid. Plant Cell Tissue Organ Culture 96: 137--141.
 
10. Bin Zhou, Xinfang Wei, Rongting Wang & Jingming Jia. 2010. Quantification of the enzymatic browning
and secondary metabolites in the callus culture system of Nigella glandulifera Freynet Sint. Asian Journal of
traditional medicines 5(3):109--116.
 
11. A. M. Makara, P.R. Rubaihayo & M.J.S. Magambo. 2010. Carry-over effect of Thidiazuron on banana in
vitro proliferation at different culture cycles and light incubation conditions. African Journal of
Biotechnology 9(21): 3079--3085.  
 
12. H. W. Elmore, B. Samples, S. Sharma & M. Harrison. 1990. Influence of cultural and physiochemical factors
on ascorbate stability in plant tissue culture media. Plant Cell, Tissue and Organ Culture 20: 131--135.
 
13. S. C. Fernando, E.S. Santha & D.J.A. Hewarathna. 2010. Activated coconut shell charcoal as a component of
tissue culture media of Cocos nucifera L. Journal National Science Foundation Sri Lanka 38(3): 181--185.
 
14. T. D. Thomas. 2008. The role of activated charcoal in plant tissue culture. Biotechnology Advances 26(6): 
 
15. Nisyawati & Kusuma Kariyana. 2013. EFFECT OF ASCORBIC ACID, ACTIVATED CHARCOAL AND LIGHT DURATION ON SHOOT REGENERATION OF BANANA CULTIVAR BARANGAN (Musa acuminata L.) IN VITRO CULTURE

Nhà phân phối