SBC Scientific - Nhân giống nhanh Hồng Môn bằng nuôi cấy mô in-vitro

Nhân giống nhanh Hồng Môn bằng nuôi cấy mô in-vitro

Việc áp dụng phương pháp nuôi cấy mô thực vật để nhân giống Hồng Môn cũng là một lựa chọn rất sáng suốt. Nuôi cấy mô cây Hồng Môn có thể giải quyết các vấn đề về chất lượng cây giống, tiết kiệm thời gian nhân giống và cho ra độ đều, sạch bệnh trên cây giống. Ở các bài trước cũng có giới thiệu kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp cấy mô trên cây Lan, Cúc và cây Keo.

Nuoi-cay-mo-hong-mon.jpg
 
Hồng Môn- Anthurium andraeanum là một loại hoa cắt cành phổ biến. Hồng Môn có hoa đẹp, ngoài ra có tác dụng lọc khí độc như formaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac khỏi không khí. Chúng thích hợp với khí hậu mát mẻ, chịu 1 phần bóng, có nhu cầu nước trung bình. Hồng Môn nên trồng ở nhiệt độ từ 18-20oC, độ ẩm từ 70 đến 80%. Nếu để quá khô sẽ cho lá màu nhạt, nếu quá nhiều nước tưới thì gốc dễ bị thối và nhiễm bệnh.
 
Việc nhân giống Hồng Môn có thể thực hiện bằng 3 phương pháp: cắt cành nhân giống, gieo hạt và nuôi cấy mô thực vật. Sẽ nói sơ 2 phương pháp cắt cành và gieo hạt, và trọng tâm bài viết là nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô.
 
1. Nhân giống bằng tách bụi: Là phương pháp dễ nhất, cây mẹ phải có từ 4 năm tuổi trở lên. Cây con mọc ở bên cây mẹ cũng phải có từ 3 – 4 lá, dùng dao bén tách cây con sát gốc, dùng rễ lục bình bọc chỗ cắt lại, để bộ rễ cây con phát triển tốt hơn, rồi trồng cây con với cả rễ lục bình xuống giá thể trồng.
 
2. Nhân giống bằng cách gieo hạt: Cũng là một cách để nhân giống Hồng Môn, đòi hỏi nhiều kỹ thuật và kiên nhẫn hơn.Thời kỳ nướm- nhuỵ cái( stigma) và tiểu nhuỵ- tạo ra phấn( stamens) của Hồng Môn khác nhau. Do đó, bạn phải trữ phấn hoa trong một lọ, giữ chúng trong tủ lạnh để chờ thụ phấn. Quá trình này tốn nhiều thời gian và công sức.
 

3. Phương pháp nuôi cấy mô thực vật: Là cách tối ưu hơn cả. 

Phương pháp nuôi cấy mô được áp dụng trên Hồng Môn được tiến hành theo 5 bước sau: tạo mô sẹo từ lá non, nhân mô sẹo và tái sinh chồi từ mô sẹo, nhân nhanh chồi, tạo rễ và cuối cùng là đem ra vườn ươm.
 
a. Tạo mô sẹo từ lá non: Mẫu lá của 2 giống Tropical và Arizona được nuôi cấy trên môi trường cơ bản ½MS, 1mg/lít BA+ 0,10mg/lít 2,4D+ pH 5.6 + 20 hoặc 30g/l đường sucrose là thích hợp nhất để tạo mô sẹo, sau 60 ngày nuôi cấy tỷ lệ mẫu tạo sẹo đạt 65 - 90%. 
 
b. Nhân mô sẹo và tái sinh chồi: Mô sẹo được hình thành và cấy chuyền trên môi trường cơ bản ½MS, pH=5,6, bổ sung 1mg/lít BA hoặc 1,5mg lít BA đều thích hợp cho việc nhân mô sẹo và tái sinh chồi. Cụ thể, sau 90 ngàynuôi cấy tỷ lệ sống của mô sẹo đạt cao khoảng  90%.
 
c. Nhân nhanh chồi: Môi trường thích hợp để nhân nhanh chồi là: ½MS + 1,5mg/lít BA + pH 5.6 + 20g/lít đường sucrose.
 
d. Tái sinh rễ: Thực chất ở giai đoạn tái sinh và nhân nhanh cụm chồi đã có rễ nhưng trước khi đem ra vườn ươm thì cần phải làm cho bộ rễ của cây cứng cáp hơn để chúng thích nghi với môi trường tốt nhất. Các chồi đạt tiêu chuẩn từ giai đoạn nhân nhanh được được cắt ra và cấy vào môi trường ra rễ là 1/2MS + 20g/lít đường sucrose + 1g/lít than hoạt tính + 6g/lít agar, pH = 6,2 - 6,3. 
 
e. Đưa ra vườn ươm: cây mô được đưa ra trên giá thể dớn sợi mịn và được bón phân với tỷ lệ thích hợp

Ngoài các tỷ lệ hormone như trên, có thể sử dụng một tỷ lệ khác ở các giai đoạn như sau: 

a. Tạo sẹo từ lá non: ½MS +  0.6 mg/lít 2,4-D, 1 mg/lít BA
 
b. Tái sinh chồi: Dùng ½MS với NH4NO3 xuống thấp còn 250 mg/lít + 0.1 mg/lít 2,4-D và 1 mg/lít BA.
 
c  Tạo rễ: Dùng ½MS +  1mg/lít IBA và 0.04% than hoạt tính

Nguồn tham khảo
NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC VÀ NHÂN GIỐNG INVITRO CÂY HOA HỒNG MÔN (Anthurium andreanum), Trịnh Thị Toản, Trần Thị Ngần
8. Hướng dẫn pha stock hormone thực vật
9. Kháng sinh thực vật
10. Nuôi cấy mô cây hồ tiêu cho người mới bắt đầu
11. Sách về nuôi cấy mô thực vật
12. Môi trường nuôi cấy hoa lan từ hạt
13. Môi trường nuôi cấy Lan Kim Tuyến
14. Môi trường nuôi cấy Đông Trùng Hạ Thảo
15. Môi trường nuôi cấy mô cây lúa

Thông tin liên hệ: 
SBC Scientific
Hotline: 0945677929
Email: info@sbc-vietnam.com
 

Nhà phân phối