SBC Scientific - Môi trường nuôi cấy mô cây dừa

Môi trường nuôi cấy mô cây dừa

Việc nghiên cứu môi trường thích hợp dành cho nuôi cấy mô cây dừa đáp ứng được nhu cầu lớn về giống cây dừa, đặc biệt là các loại giống có giá trị kinh tế cao như cây dừa sáp.

moi-truong-nuoi-cay-mo-cay-dua.jpg

Dừa ( Cocos nucifera L.) là một trong những loại cây quan trọng nhất thên thế giới, được trồng trên khoảng 12 triệu hecta đất ở vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới ( FAOSTAT 2013). Khoảng 10 triệu nông dân và gia đình của họ phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm từ cây dừa. Thường được gọi là “ cây của sự sống” mỗi một phần của cây dừa có thể sản xuất ra các mặt hàng có giá trị cộng đồng cũng như cung cấp một loạt các sản phẩm thương mại và công nghiệp.
 
Nguồn gốc: Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ.
 
Môi truờng nuôi cấy mô cây dừa
 
Từ những năm 1950 những nỗ lực để cô lập và nuôi cấy mô từ trái dừa được thực hiện bởi Cutter và Wilson 1954, tuy nhiên phải trải qua một thập kỷ nữa trước khi việc nuôi cấy mô con có thể tái sinh và chuyển đổi có tính khả thi.
Hiện nay với nhiều loại môi trường nuôi cấy được sử dụng cho nuôi cấy mô phát sinh phôi hữu tính, thường được sử dụng nhất là môi trường Y3 được phát triển bởi Eeuwén (1976). So với MS ( Murashige và Skoog 1962) hàm lượng amoni, nitrat trong môi trường bằng một nữa MS, trong khi đó các thành phần vi lượng trong Y3 như iot, đồng và cobalt tăng gấp 10 lần. Những thành phần đó phản ánh điều kiện sống tự nhiên của chúng, ở vùng ven biển, phù hợp với điều kiện nảy mầm ở trái dừa. Tỷ lệ đường đường sucorse lớn hơn 4% là điều kiện tốt cho nảy mầm, than hoạt tính được bổ sung cho mỗi giai đoạn để tránh hoại tử. Lượng agar thường là 0.8 đến 1.5% cho giai đoạn đầu của nảy mầm. Ngoài ra cũng có thể nuôi ở môi trường lỏng, hoặc thêm gelrite. Hormone GA3 0.5um được dùng để tăng tỷ lệ nảy mầm. Còn hormone IBA hoặc NAA được dùng để cho giai đoạn tạo rễ. Nhiệt độ từ 25 đến 31oC, thời gian đầu ở trong tối từ 5-8 tuần, sau đó nuôi ở điều kiện chiếu sáng khi thấy biểu hiện của sự nẩy mầm.( Nguyen Thien Quang, 2015).
 
Môi trường N2( môi trường từ Y3 có bổ sung thêm nito tổng 1/2), làm tăng tỷ lệ nẩy mầm của dừa sáp, giúp mô tăng trưởng to và khỏe hơn. Sự kết hợp giữa 2 loại chất điều hòa tăng trưởng thực vật IBA 2mg/l và BA 5mg/l trong môi trường N2 kích thích sự nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm đạt 86,67%, làm giảm tỷ lệ phôi phát triển bất thường, tăng tỷ lệ phôi phát triển thành cây hoàn chỉnh và cân đối trong ống nghiệm, đạt 64,33%. (tăng 24,33%). Đối với các phôi chìm giai đoạn đầu khi mới cấy vào môi trường thì sử dụng phương pháp nuôi cấy lắc ở nhiệt độ 25± 2oC giúp 63,33% phôi chìm nảy mầm và 43,33% trong số đó phát triển thành cây.( Trần Thị Ngọc Thảo, 2010)
 
Ở lần cấy truyền 3-4 (cây dừa nuôi cấy phôi đã có 1 lá), cần cấy trên môi trường N2 có nồng độ đường giảm còn 4,5% và lần cấy truyền thứ 5 thì nồng độ đường là 2% để giảm stress cho cây và giúp cây thích nghi dần với điều kiện vườn ươm. Trong điều kiện phổ ánh sáng đỏ do đèn huỳnh quang tạo ra ở cường độ 3.000 lux, cây phát triển nhanh hơn ánh sáng trắng, giúp rút ngắn thời gian nuôi cấy và tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, để giúp cây thích nghi dễ dàng hơn với điều kiện vườn ươm và tiết kiệm năng lượng nuôi phôi trong phòng thí nghiệm, lần cấy truyền cuối (lần 6) sử dụng môi trường N2 có dùng tinh bột 20g/l thay thế cho đường và mang các cây dừa sáp nuôi cấy phôi trong ống nghiệm này ra đặt trong điều kiện vườn ươm có lưới che giảm nắng. Tỷ lệ sống của cây dừa con khi đưa ra vườn ươm sau giai đoạn thích nghi là 86,67%.
 
Khi mới chuyển cây ra vườn ươm (giai đoạn thích nghi ở vườn ươm) cần xử lý với thuốc Alpine (hoạt chất Fosetyl-Aluminum 80%) 2g/l trong 5 phút. Nhiệt độ: 30 ± 2oC, độ ẩm: 80-90%.
 
- Phun phân bón lá NPK 30-10-10 (2g/l)+ HVP B1 PL-HK (1ml/l), 7 ngày/lần giúp cây tăng tưởng nhanh khỏe

Thông tin liên hệ: 
SBC Scientific
Hotline: 0945677929
Email: info@sbc-vietnam.com

Nhà phân phối