SBC Scientific - Các loài lan dược liệu và công dụng của chúng: Nuôi cấy mô - lựa chọn tiềm năng trong bảo tồn

Các loài lan dược liệu và công dụng của chúng: Nuôi cấy mô - lựa chọn tiềm năng trong bảo tồn

Lan là nhóm thực vật tự nhiên có hoa lộng lẫy nhất phân bố khắp thế giới từ vùng nhiệt đới đến vùng núi cao. Sự đa dạng đáng ngạc nhiên của chúng trong kích thước, hình dạng và màu sắc hoa. Dù lan phát triển chủ yếu như loài hoa trang trí, nhiều loài cũng được dùng như thảo dược, thức ăn và nhiều loài có giá trị trong các nền văn hóa và bộ lạc khác nhau trên thế giới. Lan được dùng ở một số vùng trong hệ thống chữa bệnh cổ truyền cũng như các liệu pháp chữa một số bệnh từ xa xưa. Tuy nhiên Orchidaceae được quan tâm như họ lớn nhất trong giới thực vật, một số nghiên cứu đã được thực hiện hướng về dược tính của chúng. Liên kết với kiến thức bản địa về các loài lan dược liệu cho các hoạt động nghiên cứu hiện đại cung cấp các tiếp cận mới đáng tin cậy cho sự khám phá các loại thuốc mới hiệu quả hơn với việc sưu tập ngẫu nhiên. Nhiều loài lan đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vì khai thác quá mức và mất nơi sinh sống. Nuôi cấy mô thực vật có thể là một trong các công cụ hữu hiệu thích hợp để giảm tối đa áp lực lên số lượng tự nhiên của các loài lan dược liệu và khai thác lâu dài. Từ khóa: Thảo dược, Lan, nhân giống, bảo tồn, nuôi cấy.

nhan-giong-hoa-lan.jpg

GIỚI THIỆU:
 

Hoa lan là loài cây hoa tự nhiên rực rỡ nhất trong các loại thực vật, phân bố rải rác khắp thế giới từ vùng nhiệt đới đến cao nguyên cao (White và Sharma, 2000). Chúng có phạm vi lớn trong sự đa dạng về hình dạng, kích thước và màu sắc của hoa. Chúng có vai trò quan trọng về thẩm mỹ, y khoa và cũng được coi là chỉ số sinh thái (Joshi và cộng sự, 2009). Một số loài lan được trồng mục đích sử dụng khác nhau trong kinh tế đặc biệt trong ngành trồng hoa. Hoa lan được trồng chủ yếu như hoa trang trí và là hoa cắt cành được đánh giá vì vẻ đẹp kỳ lạ của chúng và thời gian nở hoa dài (Hew và cộng sự, 1997). Mặc dù hoa phong lan được trồng chủ yếu như hoa trang trí, nhiều loại được sử dụng làm thảo dược, thực phẩm và có giá trị văn hóa khác nhau trong các nền văn hoá và bộ lạc trên thế giới (Khasim và Rao, 1999; Kasulo và cs , 2009). Tuy nhiên số lượng phong lan đang bị giới hạn trong môi trường sống tự nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới số lượng của chúng đang giảm do nhu cầu cao và áp lực quần thể. Nhiều loài phong lan đang bị đe doạ do sự phá hủy môi trường sống và sự thu thập bừa bãi.
 
Hiện nay, lan nổi bật trong Sách Đỏ được soạn ra bởi Liên minh Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Trên thực tế, toàn bộ họ này hiện nay được đưa vào Phụ lục II của Công ước về Thương mại Quốc tế các Loài Động vật Hoang dã (CITES), nơi thương mại quốc tế được kiểm soát và giám sát nghiêm ngặt.
 
Sử dụng hoa phong lan trong y học cổ truyền
 
Orchidaceae được coi là họ thực vật lớn nhất bao gồm 25.000-35.000 loài (Dressler, 1993; Hossain, 2011). Rất ít nghiên cứu đã được thực hiện về dược tính của chúng. Các thông tin có hạn về giá trị dược liệu và khả năng điều trị của cây phong lan ở những vùng khác nhau trên thế giới đã có và đặc biệt tương ứng với các khu vực và cộng đồng cụ thể. Việc tổng hợp các thông tin như vậy là rất quan trọng để cung cấp tài liệu tham khảo cho sự phát triển thuốc của nhiều vấn đề bệnh hiện nay.
 
Các nhà khoa học đã phát hiện hoa lan từ xa xưa cách đây 120 triệu năm. Lịch sử về loài lan có thể bắt đầu với việc sử dụng chúng trong mục đích chữa bệnh. Người Trung Quốc là người đầu tiên trồng và mô tả hoa lan (Jalal và cộng sự, 2008). Các loài cây này lần đầu tiên được ghi nhận trong các bài viết thảo dược của Trung Quốc và Nhật Bản từ 3.000 đến 4.000 năm về trước, và họ là những người đầu tiên mô tả việc sử dụng hoa lan như loại thảo dược (Reinikka, 1995; Bulpitt, 2005). Lan dược liệu chủ yếu là các chi: Anoctochilus, Bletilla, Calanthe, Coelogyne, Cymbidium, Cypipedium, Dendrobium, Ephemerantha, Eria, Galeola, Gastrodia, Gymnadenia, Habenaria, Ludisia, Luisia, Nevilia và Thunia (Szlachetko, 2001). Gần đây, nhiều loài hơn thuộc các chi khác nhau đã được báo cáo có dược tính và trong tương lai sẽ được thêm vào danh sách (Gutiérrez, 2010, Pant và cộng sự, 2011). Chúng tôi đã liệt kê chín mươi loài lan từ Nepal sử dụng làm thuốc (Pant và Raskoti, 2013) (Bảng 1).
 
Dendrobium nobile, Bletilla striata và Gastrodia elata thường được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc (TCM). Một số loài Anoectochilus được sử dụng trong các loại thuốc dân gian Trung Quốc, như Anoectochilus formosanus Hayata, Anoectochilus koshunensis Hayata, và Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl. Anoectochilus roxburghii phân bố ở miền nam Trung Quốc, Nhật Bản, Sri Lanka, Ấn Độ và Nepal (Li và Zou, 1995), còn được gọi là "Vua dược liệu" ở Trung Quốc (Tseng và cộng sự, 2006). Các loài Dendrobium Sw khác nhau rất quan trọng trong Y học Trung Quốc được sử dụng như Shi-hu (Shi hu: thực vật sống trên đá) từ triều Hán, từ 200 Trước Công nguyên đến 200 Sau Công nguyên và vẫn được sử dụng làm thuốc hỗ trợ và chữa bệnh cho các loại bệnh (Chen và cộng sự, 1994). Shi-hu là thuật ngữ dùng để mô tả tất cả Dendrobium và một số loài Flickingeria ở Trung Quốc.
 
Các loài khác nhau của Dendrobium (Shi-hu) được sử dụng ở Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản với các mục đích khác nhau như chữa đau dạ dày, điều trị mồ hôi đêm, tăng cường cơ thể, bổ thận và để chữa bệnh liệt dương và dùng như một loại thuốc bổ. Củ của Bletilla striata, được gọi là Baiji ở Trung Quốc, đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị chứng ho khan phổi và phổi khí phế mạc. Thuốc được điều chế từ những củ này được sử dụng để điều trị bệnh lao, ho ra máu, dạ dày và loét tá tràng, cũng như chảy máu, và da nứt trên bàn chân và bàn tay. Các ứng dụng khác ở Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc và Nhật Bản bao gồm thuốc giảm đau, làm sạch máu, tăng cường và bổ phổi, cũng như điều trị mủ, nhọt, áp xe, sưng tấy ác tính, loét và ung thư vú (Zhang và cộng sự , 2006). Bulbophyllum kwangtungense Schlecht (tên tiếng Trung là "Shi dou-Ian") từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc như thuốc bổ Yin (Yi và cộng sự, 2005).
 
Báo cáo đầu tiên về các dược liệu thực vật ở Trung Đông là trên phiến đất sét 4.000 tuổi bao gồm một số loài lan (Kong và cộng sự, 2003). Đối với hương vị, cả Vanilla và bột củ lan (Salep) đều được biết đến và sử dụng rộng rãi từ lâu, chất này được sử dụng tạo hương thơm và nước hoa tuyệt vời (Bechtel và cộng sự, 1992). Cả hai đều được sử dụng trong sản xuất kem và đồ uống (Bulpitt, 2005).
 
Hoa lan cũng là một phần trong các hệ thống y học Ấn Độ cổ đại gọi là "Ayurveda". Asthavarga một thành phần quan trọng trong nhiều công thức cổ điển, Chavyanprasa được báo cáo là chứa 4 loài hoa lan cụ thể là Malaxis muscifrea, Malaxis acuminata, Habenaria intermedia, Habenaria edgeworthi (Singh và Duggal, 2009). Dendrobium macraei là một loài lan quan trọng khác từ quan điểm Ayurvedic vì nó được báo cáo có nguồn gốc của 'Jivanti'. Cypripedium parviflora được sử dụng rộng rãi như aphrodisiac và thuốc bổ thần kinh (Khasim và Rao, 1999). Củ và giả hành một số hoa lan như Orchis latifolia, Orchis  mascula, Cymbidium  aloifolium, Zeuxine strateumatica, và một số loài Dendrobium, Eulophia và Habenaria được sử dụng như một loại thuốc bổ phục hồi và điều trị các bệnh khác nhau (Puri, 1970).
 
Dendrobium  fimbriatum,  Papilionanthe  teres,  Eria musicucola,  Eulophia  compestris,  Satyrium  nepalense, Laparis  odorata,  Orchis  latifolia,  Vanda  cristata,  V.tessalata, V. coerula, V. spathulata, Cymbidium gigantieum, C.  aloifolium,  C.  williomsoni,  Dendrobium  nobile,  D. moschatum,  Phaius  tancarvilleae là một số cây thuốc quan trọng được sử dụng bởi thầy thuốc cổ truyền trong tiểu lục địa Ấn Độ (Suresh và cộng sự, 2000; Kong và cộng sự, 2003; Hossain và cộng sự, 2009; Medhi và Chakrabarti, 2009). Các nước châu Á khác như Indonesia, Malaysia, Đài Loan, Singapore, Việt Nam, Shri Lanka, Thái Lan, Myanma ... đã và đang sử dụng lan trong y học cổ truyền từ thời cổ đại đến ngày nay (Basu và cộng sự, 1971. Kumar và cộng sự, 2000, Hernández-Romero và cộng sự, 2005, Luo và cộng sự, 2007).
 
Tương tự, việc sử dụng hoa phong lan ở Mỹ cũng có một lịch sử lâu dài. Ở Mexico, Vanilla đã được sử dụng từ thời cổ đại để thêm hương và mùi vị ca cao. Ở Mỹ, Vanilla planifolia được sử dụng như một loại thảo mộc hữu ích để điều trị chứng rối loạn thần kinh (hysteria), sốt, bệnh liệt dương, thấp khớp và tăng năng lượng của hệ thống cơ bắp kể từ thế kỷ 15. Encyclia citrina được người bản địa sử dụng trên vết thương bị nhiễm bệnh đã được mô tả trong tài liệu sớm nhất. Laelia  autumnal cho bệnh ho; Stanhopea hernandezii cho say nắng; Arpophyllum spicatum, Bletia catenulate và Epidendrum pastoris cho chứng kiết lị. Các loài Cypripedium khác nhau được sử dụng ở Bắc Mỹ bởi các nhóm dân tộc khác nhau vì tính chống trầm cảm và chống mất ngủ và căng thẳng thần kinh (Wilson, 2007). Ở Bắc Mỹ, các loài thu thập được cho mục đích chữa bệnh bao gồm Cypripedium acaule, C. reginae, C. candidum và C. parvifolium (Cribb 1997, Richards, 1998, Duke, 2002, Moerman, 1998). Một số loài Goodyera đã được sử dụng làm thảo dược bởi người bản xứ ở Bắc Mỹ. Goodyera pubescens thường được biết đến với cái tên "Downy Rattlesnake Orchid", được sử dụng để chữa lành vết cắn của chó điên và chữa chứng tràng nhạc (scrofula) (Moerman, 1986).
 
Bảng 1. Công dụng của các loài lan dược liệu ở Nepal

STT Tên khoa học Môi trường sống Phần sử dụng Công dụng Tài liệu
1 Acampe papilliosa (Lindl.) Lindl. Biểu sinh Rễ Dùng đê trị thấp khớp. 1, 3, 5, 6
2 Aerides multiflora Roxb. Biểu sinh Lá, căn hành, rễ Hỗn hợp nhão của lá ứng dụng để trị vết cắt và vết thương. Các phần của cây có tính kháng khuẩn. 1, 5, 6
3 Aerides odoratum Lour. Biểu sinh Hỗn hợp nhão của lá ứng dụng để trị vết cắt và vết thương. Có tính kháng khuẩn. 5
4 Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl. Trên đất Cả cây Dùng để trị bệnh lao. 5
5 Arundina graminifolia (D.Don) Hochr. Trên đất Rễ Rễ dùng để giảm nhức mỏi cơ thể . 4
6 Brachycortis obcordata(Lindl.) Summerh. Trên đất Rễ Dùng trong kiết lị. Dùng với sữa như một loại thuốc bồi bổ. 1, 2, 5, 6
7 Bulbophyllum careyanum(Hook.) Sprengel Biểu sinh Lá và giả hành Bột tươi của giả hành dùng trong bỏng, bột lá dùng để phá thai và phục hồi sau sinh. 6
8 Bulbophyllum leopardinum(Wall.) Lindl. Biểu sinh Cả cây Bột tươi hay nước ép dùng trong trị bỏng. 6
9 Bulbophyllum odoratissimum(Sm.) Lindl. Biểu sinh Cả cây Dùng trong trị lao và gãy xương. 6
10 Bulbophyllum umbellatumLindl. Biểu sinh Cả cây Dùng để nâng cao congenity. 2, 5
11 Calanthe plantaginea Lindl. Trên đất Thân rễ Bột khô với sữa dùng như thuốc bổ và bổ dương. 6
12 Calanthe puberula Lindl. Trên đất Thân rễ Bột khô với sữa dùng như thuốc bổ. 6
13 Calanthe sylvatica (Thou)Lindl. Trên đất Hoa Nước ép dùng để ngăn chảy máu mũi. 1, 6
14 Calanthe tricarinata Lindl. Trên đất Lá, giả hành Hỗn hợp sệt lá dùng để trị loét và chàm. Lá và giả hành bổ dương. 1, 4
15 Cephalanthera longifolia K.Fritsch   Rễ Là món khai vị, thuốc bổ và hồi phục vết thương. 1, 2
16 Coelogyne corymbosa Lindl. Biểu sinh Giả hành Nước ép của giả hành dùng cho vết thương, bột nhão đắp lên trán để trị nhức đầu. 1, 2, 4, 5, 6
17 Coelogyne cristata Lindl. Biểu sinh Giả hành Giả hành được dùng trong táo bón cũng như bổ dương. Nước ép giả hành dùng cho vết thương và mụn nhọt. Gum từ giả hành được dùng chữa vết loét. 3, 4, 5, 6
18 Coelogyne flaccida Lindl. Biểu sinh Giả hành Hỗn hợp nhão của giả hành dùng trên trán để trị nhức đầu và sốt, nước ép dùng khi khó tiêu. 4, 5, 6
19 Coelogyne fuscescens Lindl. Biểu sinh Giả hành Hỗn hợp nhão và nước ép dùng khi đạu bụng và bỏng. 1, 5, 6
20 Coelogyne nitida (Wall. Ex Lindl) D. Don. Biểu sinh Giả hành Hỗn hợp nhão và nước ép dùng khi đau đầu và số và bỏng. 6
21 Coelogyne ovalis Lindl. Biểu sinh Giả hành Bổ dương 4, 5
22 Coelogyne prolifera Lindl. Biểu sinh Giả hành Hỗn hợp nhão dùng để hạ sốt và giảm đau đầu, cũng như dùng khi bỏng và đau lưng. 4, 5, 6
23 Coelogyne stricta (D. Don)Schltr Biểu sinh Giả hành Hỗn hợp nhão làm giảm nhức đầu và hạ sốt. 1, 2, 5, 6
24 Conchidium muscicola(Lindl.) Lindl. Biểu sinh Cả cây Dùng trong rối loạn tim, hô hấp và thần kinh. 2, 5
25 Crepidium acuminatum (D.Don) Szlach Biểu sinh   Bột rễ dùng cho vết bỏng. 6
Một trong các thành phần của “Astavarga" of Ayurveda. Củ dùng để trị viêm phế quản, sốt, lao và suy nhược (nguyên văn weakness) . Cũng dùng như một loại thuốc bổ. 1, 2, 5
26 Cymbidium aloifolium (L.) Sw. Biểu sinh Thân rễ, rễ, củ Hỗn hợp bột nhão dùng khi gãy xương và trật khớp. Bột dùng như thuốc bổ 1, 2, 4, 5, 6
Củ dùng như tác nhân làm dịu cơn đau. 1, 5
27 Cymbidium devonianium Lindl. ex Paxton Biểu sinh Cả cây Hỗn hợp nhão của rễ dùng trong trị mụn nhọt, thuốc sắc đậm đặc được dùng khi ho và cảm. 4, 5
28 Cymbidium elegans Lindl. Biểu sinh Lá, giả hành, rễ Nước ép tươi là chất chống đông máu, dùng cho vết thương sâu để cầm máu. 1, 5, 6
29 Cymbidium iridioides D. Don Biểu sinh Lá, giả hành, rễ Nước ép tươi dùng để chống chảy máu. Bột dùng như một loại thuốc bổ. 1, 5,6
30 Cypripedium cordigerum D.Don Trên đất Rễ Thuốc bổ, ăn như một loại rau 1, 5
31 Cypripedium elegans. Reichenb .f. Nep Trên đất Rễ Thuốc bổ thần kinh trong cơn co giật, co thắt, điên rồ, động kinh và thấp khớp. 1, 5
32 Cypripedium himalaicum (Rolfe) Kranz Trên đất Cả cây Điều trị Urine blocks, bệnh Stone, bệnh tim, rối loạn ngực và cảm 5, 6
33 Dactylorhiza hatagirea (D. Don) Soo Trên đất Củ Sử dụng như thức ăn có chất bột. Dùng trong điều trị sốt và nhiều rối loạn cơ thể. 1, 2,1 3,4 5,6
34 Dendrobium amoenum Wall. Ex Lindl. Biểu sinh Giả hành Hỗn hợp sệt tươi dùng để trị nám da và trật khớp xương 6
35 Dendrobium crepidatum Griff. Biểu sinh Giả hành Hỗn hợp sệt dùng khi gãy xương 8
36 Dendrobium densiflorum Lindl. Biểu sinh Giả hành Bột nghiền của giả hành dùng cho mụn nhọt và các bệnh trên da 4, 5, 6
37 Dendrobium eriaeflorum Griff. Biểu sinh Giả hành Hỗn hợp sệt dùng trong trị gãy xương và trật khớp. Bột khô dùng như 1 loại thuốc bổ. 6
38 Dendrobium fimbriatum Hook. Biểu sinh Cả cây Dùng trong rối loạn gan và suy nhược thần kinh. 1, 5
39 Dendrobium heterocarpum Wall.ex Lindl. Biểu sinh Giả hành Hỗn hợp sệt dùng trong trị gãy xương và trật khớp. 6
40 Dendrobium longicornu Lindl. Biểu sinh Cả cây Nước ép cây dùng để hạ sốt, rễ luộc được dùng cho vật nuôi ăn khi bị cảm. 4, 6
41 Dendrobium macaraei (Lindl.) Seidenf. Biểu sinh Cả cây Hỗn hợp sệt dùng để chống lại vết rắn cắn, chất kích thích nói chung và làm giảm đau. 6
Dùng trong hen suyễn, viêm phế quản, vấn đề về cổ họng, và sốt, bổ dương. 5
42 Dendrobium monticola P.F. Hunt & Summerh. Biểu sinh Cả cây Bột nghiền của giả hành dùng trong mụn nhọt và các vấn đề về da. 1, 2, 5
43 Dendrobium moschtum Lindl. Biểu sinh Giả hành Hỗn hợp sệt dùng trong trị gãy xương và trật khớp. 8
44 Dendrobium nobile Lindl. Biểu sinh Thân Thuốc bổ có ích trong khát và khô lưỡi. Dùng khi suy nhược và sốt. 1, 2, 5
45 Dendrobium transparens Wall. ex Lindl. Biểu sinh Giả hành Hỗn hợp sệt dùng trong trị gãy xương và trật khớp. 6
46 Dienia cylindrostycha Lindl. Trên đất Giả hành Bột dùng như một loại thuốc bổ. 6
47 Epipactis helleborine (L.) Crantz. Trên đất Củ Dùng để trị chứng điên cuồng, Gout, đau đầu và đau bụng. 1, 2, 5, 6
48 Eria spicata (D. Don) Hand. Mazz. Biểu sinh Thân Hỗn hợp sệt dùng bên trong để giảm đau dạ dày và dùng ngoài da để giảm nhức đầu 1, 5, 6
49 Eulophia dabia (D. Don) Hochr. Trên đất Thân củ Món khai vị, thuốc bổ và bổ dương. Dùng trong purulent cough và vấn đề  về tim. Củ được dùng cho trẻ sơ sinh trong cảm và ho 1, 5, 6
50 Eulophia nuda Landl. Trên đất Củ Món khai vị, có ích cho tuyến tuberculosis ở cổ, khối u và viêm phế quản. 5
51 Flickingeria fugax (Rchb. f.) Seidenf. Trên đất Cả cây Bột dùng như thuốc bổ chung kích thích khi suy nhược (a tonic general debilitystimulant) 6
52 Galeris strachaeyi (Hook. f.) P. F. Hunt Biểu sinh Củ Dùng như thuốc bổ và trị nhức đầu 2, 5, 6
53 Goodyera repens (L.) R. Br. Trên đất Cả cây Hỗn hợp sệt của cây dùng bên ngoài trong bệnh giang mai, dịch chiết dùng như tác nhân lọc máu. 7
54 Gymnadenia orchidis Lindl. Trên đất Rễ, giả hành Bột từ giả hành dùng trong điều trị vết cắt và vết thương. CŨng như dùng cho các rối loạn gan và tiết niệu và dạ dày. 1, 4, 5, 6
55 Habenaria commelinifolia (Roxb.) Wall. ex Lindl. Trên đất Cả cây    
56 Habenaria intermedia D. Don. Trên đất Củ Là một thành phần của Astavarga của Ayurveda, dùng như thuốc bổ. Hỗn hợp sệt của rễ được dùng để trị nhiều bệnh như tăng huyết áp, sốt, cảm, hen suyễn bệnh phong các bệnh về da (asthma leprosy skin diseases) 2, 5, 6
57 Habenaria marginata Colebr. Trên đất Củ Dịch chiết khi nấu hoàn toàn dùng khi đầy hơi, dùng cho vết thương, thuốc. 7
58 Habenaria pectinata (Sm.) D. Don Trên đất Củ Nước ép lá dùng cho vết rắn cắn. Củ dùng để chống lại viêm khớp. 6
59 Herminium lanceum (Thunb. ex Sw.) Vuijk Trên đất Cả cây Dịch chiết cây làm suy giảm mắc tiểu (urination) 7
60 Herminium monorchis (Linn.) R .Br. Trên đất Rễ Thuốc bổ 7
61 Liparis nervosa (Thunb) Lindl. Trên đất Củ Dùng để trị đau bụng, loét ác tính 2, 5
62 Luisia trichorhiza (Hook.) Bl. Biểu sinh Củ Hỗn hợp sệt ứng dụng ngoài để trị đau cơ 2, 5,6
63 Luisia zeylanica Lindl. Biểu sinh Nước ép dùng để trị vết thương mãn tính 2, 4, 5,6
64 Malaxis muscifera (Lindl.) Kuntze Trên đất Swollen stem base Có ích trong vô sinh, tinh dịch yếu, kiết lị, sốt và suy nhược chung như một loại thuốc bổ 5, 6
65 Neottianthe calcicola (W.W. Sm.) Soo. Trên đất Thân rễ Thuốc bổ  
66 Nervilia aragoana Gaudich. Trên đất Cả cây Dùng trong uropathy, ho hen phế quản, nôn mửa, tiêu chảy và tâm thần bất ổn 5, 6
67 Oberonia caulescens Lindl. Biểu sinh Củ Dùng trong bệnh gan 1, 5
68 Otochilus albus Lindl. Biểu sinh Cả cây Bột dùng như một loại thuốc bổ 6
69 Otochilus lancifolius Griff. Biểu sinh Giả hành Dùng để trị xương gãy và trật khớp 6
70 Otochilus porrectus Lindl. Biểu sinh Cả cây Dùng như một loại thuốc bổ và cũng trị viêm xoang, thấp khớp 3, 5
71 Otochilus porrectus Lindl. Biểu sinh Cả cây Hỗn hợp sệt dùng đễ trị gãy xướng 4, 5, 6
72 Phaius tankervilliae (Banks) Blume. Trên đất Củ Thuốc bổ  
73 Pholidota articulata Lindl. Biểu sinh Rễ, trái Cả cây dùng như thuốc bổ. Bột rễ dùng để trị ung thư, dịch quả dùng để trị loét da và các bệnh lý da 1, 5,6
74 Pholidota articulata Lindl. var.grifithii Hook. f. Biểu sinh Giả hành Hỗn hợp sệt dùng để trị gãy xương 4, 5
75 Pholidota imbricata (Roxb.) Lindl. Biểu sinh Căn hành, giả hành Nước ép dùng để giảm đau rốn, đau bụng và đau thấp khớp. Cũng như một loại thuốc bổ 1, 2, 5
76 Pholidota pallida Lindl. Biểu sinh Rễ, giả hành Nước ép dùng để giảm đau rốn, đau bụng và đau thấp khớp. Bột dùng để gây ngủ. 1, 2, 5,6
77 Platanthera edgeworthii (Hook. f. ex Collett) R. K. Gupta. Trên đất Rễ, lá Bột dùng như tác nhân lọc máu. 6
78 Platanthera sikkimensis (Hook. f.) Kraenzlin. Trên đất Căn hành, giả hành Nước ép ứng dụng trong giảm đau rốn, đau bụng và thấp khớp. 1, 2, 5
79 Pleione humilis (Sm.) D. Don Biểu sinh Giả hành Bột khô dùng như thuốc bổ, hỗn hợp sệt dùng cho vết cắt và vết thương. 4, 5,6
80 Pleione maculata (Lindl.) Lindl. Biểu sinh Thân rễ Dùng cho bệnh gan và dạ dày. 1, 2, 5
81 Pleione praecox (Sm.) D. Don Biểu sinh Giả hành Bột khô dùng như thuốc bổ, hỗn hợp sệt dùng cho vết cắt và vết thương. 4, 5, 6
82 Rhynchostylis retusa (L.). Bl. Biểu sinh Cả cây Lá dùng trong điều trị thấp khớp, nước ép rễ dùng cho vết cắt và vết thương. 2, 3, 4, 6
83 Satyrium nepalense D. Don. Trên đất Củ Như một loại thuốc bổ và dùng trong tiêu chảy và sốt rét, củ có thể ăn được, nước ép dùng ngoài da cho vết cắt và vết thương. 1, 2, 4, 5,6
84 Smitinandia micrantha (Lindl.) Holttum Biểu sinh Cả cây Bột rễ như một loại thuốc bổ và thân có tính kháng khuẩn. 1, 5
85 Spiranthes sinensis (Pers.) Ames Trên đất Củ Nước sắc từ cây được dùng khi bị sốt liên tục, củ dùng như loại thuốc bổ. Hỗn hợp sệt của rễ và thân dùng khi bị loét. 1, 5, 6
86 Thunia alba (Lindl.) Rchb. F.  Biểu sinh Cả cây Hỗn hợp sệt dùng để trị xương bị trật khớp. 4, 5, 6
87 Trudelia cristata (Lindl.) Senghas Biểu sinh Rễ và lá Hỗn hợp rệt của rễ dùng cho vết cắt, vết thương, mụn nhọt và gãy xương. 3, 4, 5
88 Vanda tessellata (Roxb.) Rchb. f. Biểu sinh Rễ , lá Dùng khi trật khớp và rối loạn allied, hỗn hợp sệt của lá dùng khi bị sốt (TL Subramoniam và Pushpangadan, 2000). Dùng khi trật khớp và rối loạn allied. 2, 5
89 Vanda testacea (Lindl.) Rchb.f. Biểu sinh Dùng như tác nhân kháng virus và kháng ung thư. Leaf drops (giọt nước từ lá) dùng khi đau tai. 1, 2, 5, 6
90 Zeuxine strateumatica (L.) Schltr. Trên đất Rễ và củ Bột khô dùng như thuốc bổ. 6

Lịch sử sử dụng hoa lan ở Châu Âu từ lâu và được sử dụng cho đến ngày nay với nhiều chế phẩm khác nhau. Langham (1579) trong “Garden of Health” của ông, ông báo cáo hiệu quả hạ sốt, chống hấp thu và chống tiêu chảy của nhiều loài hoa lan trên cạn của châu Âu. Số lượng hoa lan được ghi nhận là dược phẩm trên khắp Châu Âu như Ophrys apifera, O. muscifera, O. fuciflora, O. sphegodes, Orchis simia, O. mascula, Himantoglossum hircinum, Serapias vomeracea, S. lingua, Dactylorhiza majalis, D. majalis , foliosa vv đã được sử dụng như aphrodisiac và có tính chất chữa bệnh khác (Turner, 1568). Tại Châu Âu, một số loài Epipactis đã được sử dụng trong việc chuẩn bị thuốc truyền thống. Các gốc rễ của Epipactis gigantea, thường được gọi là “Giant Orchid”, đã được sử dụng trong một trường hợp bệnh như là thuốc bổ. Epipactis helleborine được đánh giá là phương thuốc chữa bệnh gút trong dân gian châu Âu. Thân rễ của nó cũng được sử dụng như là nước sắc (infusion) hoặc thuốc sắc bổ dương (Balzarini và cộng sự, 1992). Rễ của E. latifolia được sử dụng trong bệnh thấp khớp. Một số loài Spiranthes cũng đã được sử dụng trong các bệnh khác nhau, ví dụ Spiranthes diuretica có hiệu quả như thuốc lợi tiểu ở trẻ em, rễ Spiranthes autumnalis được sử dụng như là một chất aphrodisiac mạnh mẽ theo báo cáo của Balzarini.
 
Những người định cư sớm và thổ dân ở Úc đã sử dụng hoa phong lan trong thời gian sớm nhất (Lawler và Slaytor, 1970). Củ (Bulbs) của nhiều loài lan như Gastrodia sesamoides, Dendrobium speciosum và các loài Caladenia đã được sử dụng làm thức ăn trong lúc khẩn cấp (Bulpitt, 2005). Dịch hoặc thuốc sắc từ lá của Dendrobium aurantiacum được sử dụng để chữa bệnh tiểu đường (Yang và cộng sự, 2005). Selenipedium chica được coi là những cây cao nhất của họ phong lan, được sử dụng thường xuyên thay thế cho vanilla. Giả hành của Cymbidium madidam được nhai khi bị kiết lỵ và hạt của nó được sử dụng như một biện pháp tránh thai qua đường uống. Bên cạnh đó, Cymbidium canaliculatum, Dendrobium teratifolium và Dendrobium discolor đã được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như bệnh lỵ, để giảm đau và kiểm soát nấm ngoài da (Lawler và Slaytor, 1970). 
 
Tại Châu Phi, người Zulus đã sử dụng một số loài hoa phong lan cho mục đích chữa bệnh. Một số loài Eulophia đã được sử dụng để ngăn ngừa sẩy thai và chữa trị hiến muộn (barrenness có nghĩa là không sinh đẻ). Bột của Eulophia flaccida được sử dụng cho các vết rạch trên da để giảm đau. Eulophia aha  thường được gọi là “Wild cocow”, được giới thiệu ở Nam Phi trong những ngày đầu của thương mại nô lệ cho các mục đích sử dụng dược liệu khác nhau. Người Zulus cũng dùng thân cây của Ansellia gigantea cho aphrodisiac. Morris (2003) đã mô tả mười hai loài lan đang được sử dụng làm thuốc ở Malawi. Chín trong số này được sử dụng cho các vấn đề dạ dày và vấn đề sinh sản. Cyrtorchis arcuata và Eulophia cucullata được sử dụng để điều trị đái tháo đường hoặc nhiễm trùng da và Eulophia cucullata để ngăn ngừa chứng động kinh. Dịch lá và giả hành của Bulbophyllum được sử dụng tối đa để bảo vệ chống lại phép thuật, và để điều trị chứng điên. Tại Zambia và Đông Nam Sahara Châu Phi, những rễ củ luộc của một số loài hoa lan trên mặt đất được sử dụng để làm thức ăn (Davenport, 2004). Ở châu Phi, một bùa dịch lá Ansellia africana với một chất dán từ giả hành cùng loài được cho là có chức năng như là một biện pháp tránh thai ngắn hạn (Berliocchi, 2004). Sự truyền hoặc ngâm của lá Galeola được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng ở Morobe, Papua New Guinea (Khan và Omoloso, 2004).
 
Hoa phong lan - nguồn giàu các hợp chất tự nhiên và ứng dụng dược lý của chúng
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các hoạt tính khác nhau của chất chuyển hóa và chất chiết xuất từ ​​các loài lan khác nhau trong điều trị nhiều bệnh. Chúng được sử dụng đa dạng trong các bệnh như chống thấp khớp, chống viêm, chống virus, chống ung thư, chống co giật, lợi tiểu, bảo vệ thần kinh, thư giãn, chống lão hóa, chữa lành vết thương, hạ đường huyết, chống khối u và chống lại ung thư, kháng vi trùng, thuốc kháng vi-rút và nhiều hoạt tính khác (Ghanaksh and Kaushik, 1999, Shyur và cộng sự, 2004, Li và cộng sự, 2006, Shimura và cộng sự, 2007, Wang và cộng sự, 2006, Prasad và Achari, 1966, Kumar và cộng sự, 2000, Zhao và cộng sự , 2003, Wat và cộng sự, 2007, Won và cộng sự, 2006, Lawler và Slaytor, 1970, Balzarini và cộng sự, 1992, Nayak và cộng sự, 2005, Miyazawa và cộng sự, 2003, Satish và cộng sự, 2003, Watanabe và cộng sự, 1999). Đối với thuốc có nguồn gốc từ hoa lan, một số nhà nghiên cứu đã báo cáo một số phát hiện mới lạ, cả về tính chất hoá học và dược lý học. Các nghiên cứu đã báo cáo sự cô lập của nhiều chất phytochemicals quan trọng từ các loài lan khác nhau như flavonoid, stilebnoids, anthocyanins, triterpedoids, orchinol, hircinol, cypripedin, các dẫn xuất bibenzyl, phenanthrenes, jibantine, nidemin và loroglossin có trong lá, giả hành, rễ, hoa hoặc trong toàn bộ cây (Okamoto và cộng sự, 1966, Williams, 1979, Majumder và Sen, 1991; Majumder và cộng sự , 1996, Zhao và cộng sự, 2003, Yang và cộng sự, 2006, Singh and Duggal, 2009).
 
Từ những nghiên cứu khác nhau, người ta biết rằng lan đã được sử dụng trên toàn thế giới trong hệ thống chữa bệnh và điều trị cổ truyền cho một số bệnh. Kiến thức về các nghiên cứu trong y học cổ tuyền khác nhau, kết hợp với kiến ​​thức địa phương về lan dược liệu với các hoạt động nghiên cứu hiện đại cung cấp một cách tiếp cận đáng tin cậy mới, làm tăng cơ hội khám phá các loại thuốc hiệu quả hơn nhiều so với việc thu thập ngẫu nhiên. Theo quan điểm này, lan đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ là cơ sở tiềm năng cho nhiều loại thuốc mới. Có thể dự đoán rằng nhiều chi và các loài lan có khả năng có dược tính và trong tương lai chúng có thể được sử dụng như loại thuốc cứu lấy sự sống (Hình 1a đến d).
 
Mối đe doạ đối với lan
 
Trên toàn cầu, lan là loài bị đe dọa nhiều nhất trong số các cây có hoa. Do nhiều lý do như khai thác quá mức, buôn bán bất hợp pháp và lấn chiếm đất đai, thay đổi khí hậu, các loài lan bị đe dọa ngày càng lan nhanh (Shrestha, 2000, Pant và cộng sự, 2007). Cây lan dược liệu đang bị đe doạ đáng kể do môi trường sống bị phá hủy, suy thoái - phân khu và thu gom bất hợp pháp cho mục đích thương mại và tiêu dùng (Pant và cộng sự, 2002). Hầu hết các loài này đều được phân loại là có nguy cơ tuyệt chủng, hiếm và được liệt kê trong phụ lục II của CITES (IUCN). Có một số loài như Liparis olivacea đã tuyệt chủng trong hoang dã (Subedi, 2011). Có một khoảng cách lớn giữa cung ứng và nhu cầu của cây lan dược liệu. Việc thu gom và bán hoa lan hoang dã từ vùng phong lan phong phú đặc biệt ở khu nông thôn là hoạt động thường nhật, việc nhổ tận gốc để cung cấp một số lượng lớn hoa phong lan cho các thương nhân trong nước và quốc tế đã làm tuyệt chủng nhiều loài (Kala, 2004). Vì các mức gây hại khác nhau, sự hủy hoại một số cây trồng kinh tế quan trọng tại các đồng cỏ núi cao đang tiếp diễn nên làm giảm số lượng Dactylorhiza hatagirea - một loại lan dược liệu có giá trị cao trong vùng, quần thể tự nhiên của nó ở dãy Himalayas đã được phân loại là nguy cấp tuyệt chủng liệt kê dưới phụ lục I của CITES (Badola và Aitken, 2003, Giri và cộng sự, 2008). Do xu hướng sử dụng y học cổ truyền gần đây ở các nước phương Tây, nhu cầu của chúng đang gia tăng. Sự cạn kiệt nhanh chóng đòi hỏi các biện pháp bảo tồn khẩn cấp.
Cymbidium-devonianium.png
Hình 1a. Một số loài lan dược liệu ở Nepal, Cymbidium devonianium.
Dendrobium-longicornu.png
Hình 1b. Dendrobium longicornu.
Dendrobium-fimbriatum.png
Hình 1c. Dendrobium fimbriatum.
Pholidota-articulate.png
Hình 1d. Pholidota articulate.
 

BIỆN PHÁP BẢO TỒN
 

Vì nhiều loài phong lan đang có giá trị đang ở trong tình trạng tuyệt chủng nên đây là thời điểm cao điểm để tiến hành các chiến lược hiệu quả để bảo tồn chúng ở khắp các vùng địa lý. Bảo tồn hoa lan là một vấn đề quan trọng cần được các tổ chức chính phủ và tư nhân quan tâm một cách nghiêm túc trong việc tham gia nghiên cứu với các viện nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng và thông qua hợp tác quốc tế. Bảo tồn cây lan dược liệu có thể được giải quyết bằng cả phương pháp in  situ  và  ex  situ kết hợp với sự tham gia của người dân địa phương.
 
Bảo tồn in situ
 
Bảo tồn in situ - bảo tồn các loài trong môi trường sống tự nhiên của chúng, được coi là cách thích hợp nhất để bảo tồn đa dạng sinh học. Việc bảo vệ sinh cảnh có thể là chiến lược bảo tồn quan trọng nhất cho các loài lan. Do quy mô quần thể nhỏ và sự phân bố hạn chế, việc chăm sóc đặc biệt và quản lý sinh cảnh nên được khuyến khích sử dụng để bảo tồn in situ. Do đó các Khu Bảo vệ (PAs) là một yếu tố trung tâm của bất kỳ chiến lược quốc gia nào để bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, việc thu hái bất hợp pháp các loài từ môi trường sống tự nhiên vẫn tiếp diễn ngay cả từ các khu bảo tồn ở nhiều nơi trên thế giới do sự thực thi và quy định luật pháp yếu kém (Chaudhary và cộng sự, 2002. Dixon và cộng sự, 2003). Hơn nữa, bảo tồn in situ không phải lúc nào cũng là một lựa chọn khả thi do sự thay đổi môi trường sống và sự di cư hoặc không có quá trình thụ phấn vì môi trường cải tạo không thuận lợi (Swarts, 2007, Swarts and Dixon, 2009). Không thể thay thế việc bảo tồn các loài lan bị đe dọa trong môi trường sống tự nhiên bằng phương pháp nhân giống tự nhiên vì tốc độ nhân giống rất chậm.
 
Bảo tồn ex-situ
 
Bảo tồn ex-situ là bảo tồn các thành phần đa dạng sinh học bên ngoài môi trường sống tự nhiên của chúng. Các biện pháp bảo tồn ex situ có thể được bổ sung cho các phương pháp tại chỗ do chúng cung cấp một "chính sách bảo hiểm" nguy cơ tuyệt chủng. Các biện pháp này cũng đóng một vai trò quan trọng trong các chương trình phục hồi đối với các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Trong bối cảnh này, bảo tồn ex situ là một khía cạnh rất quan trọng trong bảo tồn phong lan, có thể bao gồm cả các ngân hàng hạt giống và các bộ sưu tập mô thực vật in vitro. Do đó, cần phát triển các nhà kính như vậy cho chương trình bảo tồn và khôi phục dài hạn, đặc biệt cho cây lan dược liệu ở khu vực bị đe dọa.
 
Thuần hóa và sự tham gia của tổ chức cộng đồng
 
Kỹ thuật nhân giống lan dược liệu vẫn chưa được hoàn thiện và buôn bán hoa lan được trồng ở các thế hệ sau được khuyến khích để thu lợi nhuận cho người dân sẽ thúc đẩy bảo tồn ex  situ  và  in  situ. Về vấn đề này, sự tham gia của các tổ chức dựa vào cộng đồng, các cộng đồng người sử dụng rừng (CFU), các vườn ươm cây và hoa lan tư nhân rất quan trọng. Việc trồng cây lan dược liệu có thể là một trong những cách hiệu quả để tạo thu nhập cho người dân tộc trên toàn thế giới đang sử dụng lan hoa để chăm sóc sức khoẻ ban đầu và thương mại để hỗ trợ sinh kế của họ. Đây là một trong những lựa chọn tốt nhất cho việc sử dụng bền vững các loài lan hoang dã (Pant và cộng sự, 2007).

Nhân giống lan
 
Hoa lan được nhân giống hữu tính hoặc vô tính. Việc nhân giống lan thông qua các phương pháp hữu tính là một quá trình rất chậm vì hạt của chúng thiếu nội nhũ và cần nấm kích thích cho sự nảy mầm trong tự nhiên. Vì hầu hết các loài lan thương mại đều có tính dị hợp tử cao, chúng không được nuôi bằng hạt và được nhân giống thông qua các phương pháp thực vật để có được true-to-type plants. Các phương pháp thông thường như cắt ngọn để nhân chồi được áp dụng cho việc nhân giống lan. Hoa lan có tính dị hợp tử cao và việc nhân giống chúng thông qua tách cụm thân rễ, căn hành hoặc tạo rễ từ cây hủy đỉnh (the rooting of off shoots) cũng mất nhiều thời gian và khó có được số lượng cây lan mong muốn. Khó khăn này trong quần thể tự nhiên đã làm cho nhiều loài phong lan bao gồm lan dược liệu bị đe doạ và một số đã bị tuyệt chủng. Do đó, điều quan trọng là phải chủ động nhân rộng và thiết lập lại quần thể lan trong tự nhiên.
 
trai-lan.png
Hình 2. Nang trái chưa trưởng thành của lan trong môi trường sống tự nhiên
 
Nhân giống thông qua hạt giống: Sự nảy mầm hạt giống sinh học
 
Sinh lý học của sự nảy mầm của hạt của họ Orchidaceae là điều thú vị nhất vì chỉ hạt của chúng là thích nghi theo nhiều khía cạnh. Hạt nhỏ, giống như hạt lan được tạo ra trong mỗi viên nang, rất manh mỡ, gần như cực nhỏ và hình thành với số lượng rất lớn (Mitra, 1971). Khoảng 1.300 đến 4.000.000 hạt/cây được tạo ra (Hình 2 và 3). Màu của chúng có thể là màu trắng, kem, màu xanh lá cây nhạt, màu da cam màu nâu đậm và có hình dáng rất đa dạng. Hạt lan được đặc trưng bởi việc thiếu các mô lưu trữ cần thiết cho sự nảy mầm hạt và phát triển cây con.
 
Lan đòi hỏi một sự kết hợp của nhiều yếu tố cho việc tái sinh liên tục (continued reproduction) trong tự nhiên. Trong tự nhiên, kết hợp với đối tác nấm cụ thể, mycorrhiza lan là một điều kiện tiên quyết để hạt lan nảy mầm (Mitra, 1986). Hầu hết các loại nấm mycorrhizal của lan rơi vào một nhóm nonsporing( không bào tử) gọi là Rhizoctonia, loài chính là Rhizoctonia repens, Rhizoctonia mucoroides và Rhizoctonia languinosa. Hạt giống lan không thể sử dụng dự trữ riêng hoặc sử dụng rất chậm, chúng cũng không thể thuỷ phân các phân tử lớn như tinh bột hoặc cellulose. Kết quả là, sự nảy mầm cộng sinh khi không có đường chỉ tiến triển đến giai đoạn protocorm ban đầu, sau đó chúng sẽ chờ đợi nguồn cung cấp đường từ bên ngoài thông qua sự trợ giúp của nấm mycorrhizal. Nấm được cho là làm tăng thêm sự vận chuyển carbohydrate, auxin và vitamin trong hoa lan được gọi là sự nảy mầm cộng sinh (Arditti và cộng sự., 1992). Các mối liên quan giữa lan và nấm là sự cạnh tranh. Nấm luôn cố gắng xâm chiếm tế bào chất của hoa lan để có được các hợp chất dinh dưỡng. Mặt khác, các tế bào hoa lan hạn chế sự phát triển của các sợi nấm gây nhiễm và lấy dinh dưỡng bằng cách tiêu hóa chúng. Giả định rằng các hợp chất chống nấm có liên quan đến việc hạn chế sự phát triển nấm trong hoa lan (Shimura và cộng sự, 2007). Tỷ lệ nảy mầm hạt trong tự nhiên rất thấp, tức là 2-5% (Rao, 1977, Vij, 2002). Ngay cả trong sự nảy mầm cộng sinh, các hạt giống mất một thời gian dài cho sự nảy mầm của chúng và bất kỳ sự xáo trộn trong môi trường sống hoặc môi trường vật lý đều phá hủy toàn bộ số lượng cá thể.
Nuôi tế bào thực vật, một bước đột phá cho việc nhân giống lan
 
Kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật đã được chấp nhận như một phương pháp thay thế tiềm năng để nhân giống và bảo tồn các loài lan quý hiếm, nguy cấp và có nguy cơ tuyệt chủng. Sự phát minh ra kỹ thuật nhân giống in vitro đã giúp bảo vệ rất nhiều giống hoa lan đang phát triển tự nhiên và việc thu thập chúng từ tự nhiên đã giảm đi. Sự phổ biến của hoa lan gia tăng trong ngành hoa cắt cành và mục đích chữa bệnh đã tạo ra một hướng mới cho kỹ thuật nhân giống in vitro, thông qua đó một số lượng đáng kể các dòng vô tính đồng nhất có thể được nuôi cấy từ một protocorm hoặc các mẫu đỉnh chồi (Arditti và Ernst, 1993; Deb and Pongener, 2012 ). Vì vậy các phương pháp nhân giống lan nhanh chóng rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu thương mại. Các công trình khác nhau về nuôi cấy in vitro bao gồm sự nhân giống từ các hạt giống hoặc các mẫu thực vật khác nhau như đỉnh chồi, thân, thân rễ, protocorms, vv ... Nhiều thông tin hơn về nuôi cấy in vitro được mô tả trong phần dưới.
nang-cua-trai-lan.png
Hình 3. LS của nang trái lan cho thấy các hạt chưa trưởng thành
 
Sự nảy mầm hạt giống không đồng nhất trong các môi trường dinh dưỡng tổng hợp
 
Việc nhân giống và trồng hoa phong lan đã được cách mạng hóa sau khi phát hiện ra môi trường Knudson (1922). Phương pháp không gây bệnh cho sự nảy mầm hạt lan được phát triển bởi Knudson (1884-1958) là phương pháp đầu tiên cho việc nhân giống in vitro của bất kỳ loài cây nào trong nuôi cấy thuần khiết (Yam và cộng sự, 2009). Năm 1916, Lewis Knudson trong khi nghiên cứu về ảnh hưởng của carbohydrate đối với thực vật xanh, cũng bắt đầu thử nghiệm sự nảy mầm của hạt lan trên cơ sở phân tích bột của Lan có chứa tinh bột, protein, đường và khoáng chất. Ông đã công thức hóa môi trường và thành công trong nảy mầm hạt giống Cattleya, Laelia, Epidendrum và kết luận rằng nấm không cần thiết cho việc nảy mầm hạt lan. Sự phát triển các phương pháp nảy mầm không cộng sinh (symbiotic có nghĩa là “cộng sinh” thì từ asymbiotic là “không cần sự cộng sinh”) của hạt lan đã diễn ra sau sự hình thành môi trường Knudson B và C (Knudson, 1922, 1946). Sau khi chứng minh được khả năng không cần nấm cho nảy mầm hạt lan trong quá trình nuôi cấy in vitro, sự nảy mầm hạt không đồng hợp tử đã được chấp nhận như là một công cụ quan trọng để nhân giống lan (Ernst, 1982). Phương pháp này là phương pháp luận chính (major methodological), tiến bộ sinh học và công nghệ (biological and technological advance), góp phần cho công nghệ sinh học hiện đại (Johnson và cộng sự, 2007).
 
Môi trường khác nhau được dùng trong nuôi cấy lan
 
Thành công của việc nuôi cấy mô thực vật chủ yếu phụ thuộc vào công thức dinh dưỡng trong môi trường. Với sự xuất hiện của môi trường Knudson, một số lượng lớn môi trường cải tiến đã được chuẩn hóa và có sẵn trên thị trường ngay cả với pH điều chỉnh trước. Các môi trường phổ biến nhất được sử dụng cho nuôi cấy phong lan là môi trường Knudson C (Knudson, 1922, 1925, 1927, 1946); môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962); môi trường Vacin và Went (Vacin và Went, 1949); và nhiều môi trường khác (Arditti, 1968, Ernst, 1974, Mitra, 1986, Jonn, 1988). Môi trường khác nhau bao gồm từ dung dịch 3 muối đơn giản đến hỗn hợp có chứa từ 20 muối hoặc nhiều muối đa lượng và vi lượng (Chang và Chang 2000a). Một số môi trường được thiết kế cho các chi cụ thể, trong khi một số khác được phổ biến rộng rãi. Các chất điều hòa tăng trưởng thực vật như auxin và cytokinin được thêm vào môi trường để tăng sự nảy mầm của hạt ở một số loài lan (Pant và Gurung, 2005; Stewart and Kane, 2006; Deb và Temjensangba, 2006; Johnson và cộng sự, 2007; Hossain, 2008 , Pradhan và Pant, 2009, Pant và các cộng sự, 2011). Một số lượng lớn các chất phụ phức tạp như nước dừa, bột chuối, peptone, nước ép cà chua, salep, mật ong và chất chiết xuất thịt bò đã được sử dụng trong các môi trường khác nhau cho thấy ảnh hưởng của chúng đến sự nảy mầm của hoa lan (Mitra, 1971, Vij, 1993, Hua và Zhiguo , 1998, Mohammad và cộng sự, 2009). Tỷ lệ nảy mầm của hạt, sự hình thành protocorm và sự phát triển hoàn thiện của cây con phụ thuộc vào kiểu gen, trưởng thành của hạt và điều kiện nuôi cấy.
Cymbidium-aloifolium-protocorm.png
Hình 4. Hạt nảy mầm của Cymbidium aloifolium trên môi trường MS sau 21 tuần nuôi cấy
 
Tầm quan trọng của việc nuôi cấy hạt ở hoa lan
 
Sự nảy mầm trong ống nghiệm là một khía cạnh quan trọng trong chương trình nhân giống và bảo tồn hoa lan vì bụi hạt giống nhỏ xíu có khả năng phát triển thành cây con hoàn chỉnh mà không cần đến sự trợ giúp của nấm (Arditti, 1967). Sau khi công việc tiên phong của Knudson thành công, nhân giống thương mại hoa lan tiến triển đáng kể. Khả năng lai tạo được tìm thấy ở hoa lan, cả mức khác loài và giữa các thế hệ, đã được người trồng phong lan nghiệp dư và thương mại sử dụng để tạo ra hàng ngàn giống lai nhân tạo. Từ mong muốn quan sát nhanh kết quả giống lai dẫn đến nghiên cứu và tiến bộ trong kỹ thuật nuôi cấy in vitro cùng nhiều đổi mới. Sản xuất hạt nhân tạo và nhân giống thông qua chúng cũng là một lĩnh vực của việc bảo tồn và nhân giống lan (Rederbangh và cộng sự, 1993; Fujii và cộng sự, 1989, Datta và cộng sự, 1999) (Hình 4, 5 và 6a, b).
 
Cymbidium-iridioides-hinh-5.png
Hình 5. Sự phát triển của protocorm từ hạt nảy mầm của Cymbidium iridioides.
 
6a-in-vitro-cua-Cymbidium-aloifolium.png
Hình 6a. Nhân giống in vitro của Cymbidium aloifolium thông qua hạt nhân tạo.
6b-in-vitro-cua-Cymbidium-aloifolium.png
Hình 6b. Nhân giống in vitro của Cymbidium aloifolium thông qua hạt nhân tạo.
 
Nhân giống lan sử dụng các loại mẫu cấy khác nhau
 
Việc vi nhân giống, nuôi cấy đơn lẻ (nguyên văn là monoculture) của các dòng vô tính mong muốn trong điều kiện đồng nhất và ngăn việc sử dụng thực vật từ tự nhiên có thể giải quyết vấn đề mất nguồn gen và giúp bảo tồn ngân hàng gen lan dược liệu. Việc nhân giống in vitro bằng cách sử dụng phương pháp nuôi cấy hạt giống ít được mong muốn trong nhiều trường hợp, đặc biệt là đối với việc sử dụng trong làm vườn do thời gian trưởng thành dài trước khi ra hoa (Decruse và cộng sự, 2003). Vì lan là những loài lai, việc nhân giống bằng cách sử dụng hạt giống dẫn đến sự sản sinh các loài dị hợp tử. Để có được dòng vô tính tương tự từ cây mẹ ưu việt, sự tái sinh từ các bộ phận khác nhau của cây trưởng thành là rất cần thiết. Sau khi phát triển phương pháp nhân bản in vitro bởi Morel (1960), ông đã nuôi cấy đỉnh chồi để sản xuất số lượng lớn Cymbidium không virus, các giống lan thương mại được sản xuất chủ yếu bằng nuôi cấy mô và kỹ thuật này thường được sử dụng trên toàn thế giới bởi người trồng hoa lan (Wimber, 1963). Trong suốt 50 năm qua, các kỹ thuật nuôi cấy mô sử dụng các loại mẫu khác nhau đã được khai thác rộng rãi, không chỉ cho việc nhân giống nhanh và lớn mà còn cho việc bảo tồn ex situ. Các giao thức khác nhau đã được phát triển để nhân rộng quy mô lớn một số loài lan và lai thông qua việc nuôi cấy in vitro các bộ phận khác nhau bao gồm các đỉnh chồi, cuống hoa, các đốt, chồi, thân, rễ và thân rễ (Vij, 1993; Nayak và cộng sự, 1998, Kanjilal và cộng sự, 1999, Chang và Chang, 2000b, Chen và cộng sự, 2003b, Chugh và cộng sự, 2009, Pant và Shrestha, 2011, Deb và Pongener, 2012, Paudel và Pant, 2012 ). Việc nhân giống quy mô lớn lan dược liệu bằng kỹ thuật in vitro đã được báo cáo bởi một số người thực hiện (Sharma và Chandel, 1996, Liu và Zhang, 1998); Nalawade và cộng sự, 2003; Shiau và cộng sự, 2005; Basker và Bai 2006; Sharma và cộng sự, 2007; Pant và cộng sự, 2008; Hossain và cộng sự, năm 2009, năm 2012; Kaur và Bhutani, 2009, 2010; Nongdam và Chongtham, năm 2011; Pant và Thapa, 2012; Pradhan và cộng sự, 2013). Có rất ít báo cáo về việc đưa lại các loài hoa lan dược liệu nhân giống in vitro đến môi trường sống tự nhiên (Stewart và Kane, 2006, Aggarwal và Zettler, 2010, Lesar, 2012.) hoặc sự canh tác, vốn luôn được thu thập từ tự nhiên để buôn bán. Để thay thế cho việc bảo vệ sinh cảnh và phục hồi các loài, điều quan trọng là phải đưa các loài bị khai thác trở lại môi trường tự nhiên (Hình 7, 8 và 9). Trong khi đó, có rất nhiều cơ hội và khả năng sản xuất chất phytochemicals mong muốn trong nuôi cấy mô (Pant, 2008, Mazumder và cộng sự 2010).
in-vitro-cua-Dendrobium-densiflorum-tu-nuoi-cay-re.png
Hình 7. Nhân giống in vitro của Dendrobium densiflorum từ nuôi cấy rễ.
 

PHẦN KẾT LUẬN
 

Việc nghiên cứu sâu rộng vẫn cần thiết để có thể giới thiệu đầy đủ các loài lan cho mục đích dược liệu. Do quy mô cá thể nhỏ và sự phân bố giới hạn, công tác chăm sóc đặc biệt và quản lý sinh cảnh cần được khuyến khích. Rất ít nỗ lực được thực hiện để trồng lan dược liệu ở quy mô thương mại. Các loài nằm trong danh mục bị đe doạ vì các hoạt động của con người chỉ có thể sống dưới sự hỗ trợ của con người. Nuôi cấy mô thực vật có thể là một trong những công cụ thay thế phù hợp nhất để giảm áp lực lên số lượng cá thể tự nhiên của cây lan dược liệu và khai thác bền vững .
 
Phaius-tancarvilleae-tang-truong-in-vitro-dang-nuoi-cay-đinh-choi.png
Hình 8. Cây con Phaius  tancarvilleae tăng trưởng in vitro dạng nuôi cấy đỉnh chồi.
 
cay-con-Cymbidium-aloifolium-tang-truong-in-vitro.png
Hình 9. Thuần hóa của cây con Cymbidium aloifolium tăng trưởng in vitro.
 

LỜI CẢM ƠN
 

Tác giả xin chân thành cảm ơn Bà Shreeti Pradhan, Bà Tripti Regmi, Ông Babulal TIruwa và Ông Bishnu Joshi vì sự hợp tác trong nghiên cứu và Tiến sĩ Basant Pant trong việc chụp ảnh của một số cây lan dược liệu. Tất cả các hình ảnh nuôi cấy mô được sử dụng từ nghiên cứu của chúng tôi. Tác giả biết ơn tất cả các thành viên trong nhóm tham gia vào dự án nghiên cứu phong lan.
Tài liệu tham khảo
Aggarwal S, LW Zettler (2010). Reintroduction of an endangered terrestrial orchid, Dactylorhiza hatagirea (D. Don) Soo, assisted by symbiotic seed germination: First report from the Indian subcontinent. Nat. Sci. 8(10):139-145.
Arditti J (1967). Factors affecting the germination of orchid seeds. Bot. Rev. 33:1-97.
http://dx.doi.org/10.1007/BF02858656.
Arditti J (1967). Factors affecting the germination of orchid seeds. Bot. Rev. 33:1-97.
http://dx.doi.org/10.1007/BF02858656
Arditti J (1968). Germination và growth of orchids on banana fruit tissue and some of its extracts. Am. Orchid Soc. Bull. 37:112-116.
Arditti J (1992). Fundamentals of Orchid Biology. John Wiley & Sons, New York.
Arditti J, Clementsm MA, Fast G, Hadley G and Nishimura, G (1982). Orchid seed germination and seedling culture-A manual. In: Orchid Biology-Reviews and perspectives, Vol II, Arditti J (Ed.), Cornell University Press, Ithaca, New York. pp. 243-370.
Arditti J, Ernst R (1984). Physiology of orchid seed germination. In: Arditti J (ed) Orchid biology: reviews and perspectives, New York.
Badola HK, Pal M (2002). Endangered Medicinal plant in Himachal Pradesh. Curr. Sci. 83:797-798.
Balzarini J, Neyts J, Schols D, Hosoya M, Van Damme E, Peumans W, De Clercq E (1992). The mannose-specific plant lectins from Cymbidium hybrid and Epipactis helleborine and the (Nacetylglucosamine) n-specific plant lectin from Urtica dioica are potent and selective inhibitors of human immunodeficiency virus and cytomegalovirus replication in vitro. Antiviral Res. 18:191-207. http://dx.doi.org/10.1016/0166-3542(92)90038-7
Baral SR, Kurmi PP (2006). A Compendium of Medicinal Plants of Nepal. Publisher Rachana Baral, Printed in Nepal by Mass Printing Press, Kathmandu.
Basker S, Bai VN (2006). Micropropagation of coelogyne stricta (D. Don) Schltr. Via pseudo bulb segment cultures. Trop. Subtrop. Agroecosyst. 6:31-35.
Basu K, Dasgupta B, Bhattacharya S, Lal R, Das P (1
Bechtel H, Cribb P, Launert E (1992). The manual of cultivated orchid species. 3rd ed. Blandford Press, London.
Berliocchi L (2004). In: Griffiths M, editor.The orchid in lore and legend. Portland, Oregon: Timber Press.
Bulpitt C (2005). The uses and misuses of orchids in medicine. QJM 98:625-631. Chang C, Chang WC (2000). Micropropagation of Cymbidium ensifolium var. misericors through callus-derived rhizomes. In vitro Cell. Dev. Bio. Plant. 36:517-520. http://dx.doi.org/10.1007/s11627-000-0092-5, http://dx.doi.org/10.1093/qjmed/hci094. PMid:16006500
Chang, C, Chang, WC (2000). Effect of thidiazuron on bud development of Cymbidium sinense Willd in vitro. Plant Growth Regul. 30:171-175.
http://dx.doi.org/10.1023/A:1006341300416
Chaudhary R, Subedi A, Shakya L, Karki D, Vetass O, Gupta V (2002) .Orchid diversity in Arun river and Marsyagdi river basins of Nepal: distribution and conservation priorities. Vegetation and society: their interaction in the Himalayas pp.108-117.
Chen CC, Wu LG, Ko FN, Teng CM (1994). Antiplatelet aggregation principles of Dendrobium loddigesii. J. Nat. Prod. 57:1271-1274.
http://dx.doi.org/10.1021/np50111a014
PMid:7798962
Chen JT, Chang WC (2003). 1-Aminocyclopropane-1-carboxylic acid enhanced direct somatic embryogenesis from Oncidium leaf cultures. Biol. Plant 46:455-458.
http://dx.doi.org/10.1023/A:1024369917715
http://dx.doi.org/10.1023/A:1024307025893
Chugh S, Guha S, Rao IU (2009). Micropropagation of orchids: a review on the potential of different explants. Scientia Horticulture 122:507-520.
http://dx.doi.org/10.1016/j.scienta.2009.07.016
Cribb P (1997. The genus Cypripedium. Portland, Oregon: Timber Press; p.301. Datta K, Kanjilal B, De Sarker D (1999). Artificial seed technology: Development of a protocol in Geodorum densiflorum (Lam) Schltr.-An endangered orchid. Curr. Sci. 76:1142-1144.
Deb CR, Temjensangba S (2006). Effect of different factors on non-symbiotic seed germination, formation of protocorm-like bodies and plantlet morphology of Cleisostoma racemiferum (Lindl.) Garay. Indian J. Biotechnol. 5:223.
Deb CR, Pongener A (2012). Studies on the in vitro regenerative competence of aerial roots of two horticultural important Cymbidium species. J. Plant Biochem. Biotechnol 6:1-7.
Dixon KW (2003). Orchid conservation. Natural History Publications (Borneo)
Dressler RL (1993). Phylogeny and classification of the orchid family: Cambridge University Press..
Duke JA, Bogenschutz-Godwin M, Cellier J (2002). Handbook of medicinal herbs: Boca Raton, Florida CRC. http://dx.doi.org/10.1201/9781420040463
Ernst R (1982). Orchid seed germination and seedling culture-a manual: Paphiopedilum. Orchid Biol. Rev. Perspect. 2:350-353.
Fujii J, Slade A, Redenbaugh K (1989). Maturation and greenhouse planting of alfalfa artificial seeds. In vitro Cell Dev. Biol. 25:1179.
http://dx.doi.org/10.1007/BF02621271
Ghanaksh A, Kaushik P (1999). Antibacterial effect of Aerides multiflora Roxb.: a study in vitro. J. Orchid Soc. India 13:65-68.
Giri D, Arya D, Tamta S, Tewari LM (2008). Dwindling of an endangered orchid Dactylorhiza hatagirea (D. Don) Soo: A case study from Tungnath Alpine meadows of Garhwal Himalaya. India. Natl. Sci. 6:6-9.
Gutiérrez RMP (2010). Orchids: A review of uses in traditional medicine, its phytochemistry and pharmacology. J. Med. Plants. Res. 4:592-638.
Hernández-Romero Y, Acevedo L, Sánchez MLÁ, Shier WT, Abbas HK, Mata R (2005). Phytotoxic activity of bibenzyl derivatives from the orchid Epidendrum rigidum. J. Agric. Food. Chem. 53:6276-6280. http://dx.doi.org/10.1021/jf0508044; PMid:16076106
Hew CS, Arditti J, Lin WS (1997). Orchid cut-flower production in ASEAN countries. In: Arditti, J(Ed.), Orchid Biol. Rev. Perspect. 6:363-401.
Hossain MM (2011). Therapeutic orchids: traditional uses and recent advances-An overview. Fitoterapia 82:102-140. http://dx.doi.org/10.1016/j.fitote.2010.09.007; PMid:20851751
Hossain MM, Sharma M, Pathak P (2009). Cost effective protocol for in vitro mass propagation of Cymbidium aloifolium (L.) Sw.-amedicinally important orchid. Eng. Life. Sci. 9:444-453. http://dx.doi.org/10.1002/elsc.200900015
Hossain MM, Sharma M, Pathak P (2012). In vitro propagation of Dendrobium aphyllum (Orchidaceae)-seed germination to flowering. J. Plant Biochem. Biotechnol. pp.1-6.
Hua L, Zhiguo Z (1998). Studies on plantlet strengthening medium for Dendrobium candidum Wall. et Linde. of clonal propagation in vitro. China J. Chin. Mater. Med. 11:654-655
Jalal JS, Kumar P, Pangtey Y (2008). Ethnomedicinal Orchids of Uttarakhand, Western Himalaya. Ethnobotanical Leaflets 2008:164.
Johnson TR, Stewart SL, Dutra D, Kane ME, Richardson L (2007). Asymbiotic and symbiotic seed germination of Eulophia alta (Orchidaceae)-preliminary evidence for the symbiotic culture advantage. Plant Cell Tiss. Org. Cult. 90:313-323.
http://dx.doi.org/10.1007/s11240-007-9270-z
Jonn SD (1988). Simple medium for regeneration of Pclb's of Debdrobium walter Oumae. Bull. Penelitian Hort. 16:73-78.
Joshi KK, Joshi SD (2000). Genetic Heritage of Medicinal and Aromatic Plants of Nepal Himalayas. Buddha Academy Publisher and Distributors, Pvt. Kathmandu, Nepal.
Joshi G, Tewari LM, Lohani N, Upreti K, Jalal JS, Tewari G (2009). Diversity of orchids on Uttarakhand and their conservation strategy with special reference to their medicinal importance. Rep. Opin. 1:47-52.
Kala C (2004). Assessment of species rarity. Curr. Sci. 86:1058-1058.
Kanjilal B, Sarker DDE, Mitra J, Datta KB (1999). Stem disc culture: Development of a rapid mass propagation method for Dendrobium moschatum (Buch.-Ham.) Swartz- An endangered orchid. Curr. Sci. 77:497-500.
Kasulo V, Mwabumba L, Munthali C (2009). A review of edible orchids in Malawi. J. Hortic. For. 1:133-139.
Kaur S, Bhutani K (2011). Micropropagation of Malaxis acuminata D. Don: A Rare Orchid of High Therapeutic Value. Open Access J. Med. Aromat. Plants 1:29-33.
Khan M, Omoloso A (2004). Antibacterial activity of Galeola foliata. Fitoterapia 75:494-496. http://dx.doi.org/10.1016/j.fitote.2003.11.002
Khasim S, Rao PRM (1999). Medicinal importance of orchids. The Botanica 49:86-91.
Knudson L (1922). Nonsymbiotic germination of orchid seeds. Botanical Gazette: pp.1-25.
http://dx.doi.org/10.1086/332956
Knudson L (1925). Physiological study of the symbiotic germination of orchid seeds. Bot Gaz 79:345-379. http://dx.doi.org/10.1086/333488
Knudson L (1927). Symbiosis and asymbiosis relative to orchids. New Phytol. 26:328-336.
http://dx.doi.org/10.1111/j.1469-8137.1927.tb06728.x
Knudson L (1946). A nutrient for germination of orchid seeds. Am. Orchid Soc. Bull.15:214-217.
Kong JM, Goh NK, Chia LS, Chia TF (2003). Recent advances in traditional plant drugs and orchids. Acta Pharmacologica Sinica 24:7-21.
Kumar PKS, Subramoniam A, Pushpangadan P (2000). Aphrodisiac activity of Vanda tessellata (Roxb.) Hook. ex Don extract in male mice. Ind. J. Pharma. 32:300-304.
Langham W (1579). The garden of health; London.
Lawler L, Slaytor M (1970). Uses of Australian orchids by Aborigines and early settlers. The Medical journal of Australia 2:1259
Lesar H, Hlebec B, Čeranic N, Kasteles D, Luthar Z (2012). Acclimatization of terrestrial orchid Bletilla striata Rchb.f.(Orchidaceae) propagated under in vitro conditions. Acta agriculturae Slovenica, 99(1):69-75.
Li H, Yan Z, Zhou Z, Xu L, Daikonya A, Wang J (2006). Anti-allergic agents from natural sources. Heterocycles 68:1259-1265.
Li M, Zou D (1995). Study on pharmacology activity of Anoectochilus roxburghii from three sources. Information Chin. Pharmacol. Soc. 3:26-28.
Li YM, Wang HY, Liu GQ (2001). Erianin induces apoptosis in human leukemia HL-60 cells. Acta Pharmacologica Sinica 22:1018.
Liu H, Zhang Z (1998). Studies on plantlet strengthening medium for Dendrobium candidum Wall ex. Lindl. clonal propagation in vitro. Zhongyuo Zhongyuo Zachi 23(11):654-656.
Luo H, Lin S, Ren F, Wu L, Chen L, Sun Y (2007). Antioxidant and antimicrobial capacity of Chinese medicinal herb extracts in raw sheep meat. J. Food Protect. 70:1440-1445.
Majumder P, Banerjee S, Sen S (1996). Three stilbenoids from the orchid Agrostophyllum callosum. Phytochem. 42:847-852. http://dx.doi.org/10.1016/0031-9422(95)00954-X
Majumder P, Sen R (1991). Pendulin, a polyoxygenated phenanthrene derivative from the orchid Cymbidium pendulum. Phytochem. 30:2432-2434. http://dx.doi.org/10.1016/0031-9422(91)83675-B
Manandhar NP (2002). Plants and People of Nepal. Timber Press, Portland, Oregon, USA.
Mazumder PB, Sharma GD, Dutta M, Choudhury DN, Das T, Mazumder B (2010). In vitro propagation and phytochemical screening of Papilionanthe teres (Roxb.) Schltr. Assam University, J. Sci. Technol. Biol. Environ. Sci. 5(1):37-42.
Medhi R, Chakrabarti S (2009). Traditional knowledge of NE people on conservation of wild orchids. Indian J. Trad. Knowl. 8:11-16.
Mitra G (1971). Studies on seeds, shoot tips and stem discs of an orchid grown in aseptic culture. Indian J. Exp. Biol 9:79-85.
Mitra G (1986). In vitro culture of orchid seeds for obtaining seedlings. Biology, conservation, and culture of orchids East-West Press.
Miyazawa M, Shimamura H, Nakamura S, Sugiura W, Kosaka H, Kameoka H (1999). Moscatilin from Dendrobium nobile, a naturally occurring bibenzyl compound with potential antimutagenic activity. J. Agric. Food Chem. 47:2163-2167. http://dx.doi.org/10.1021/jf970930a
Moerman D (1986). Medicinal plants of the Native Americans. University of Michigan Museum of Anthropology technical report, number 19.University of Michigan. p. 534.
Moerman DE (1998). Native american ethnobotany. Timber Press Portland, Morel G (1960). Producing virus-free Cymbidiums; Am. Orchid Soc. Bull 29:495-497.
Morris B (2003). Children of the Wind-Orchids as Medicines in Malawi. The Orchid Review, 111:271-277.
Murashige T, Skoog F (1962). A revised medium for rapid growth and bio assays with tobacco tissue cultures. Physiol. Plant. 15:473-497. http://dx.doi.org/10.1111/j.1399-3054.1962.tb08052.x
Nalawade SM, Sagare AP, Lee CY, Kao CL, Tsay HS (2003). Studies on tissue culture of Chinese medicinal plant resources in Taiwan and their sustainable utilization Bot. Bull. Acad. Sin. 44:79-98.
Nayak NR, Chand PK, Rath SP, Patnaik SN (1998). Influence of some plant growth regulators on the growth and organogenesis of Cymbidium aloifolium (L.) Sw. seed derived rhizomes in vitro. In vitro Cell. Dev. Biol. Plant. 34:185-188. http://dx.doi.org/10.1007/BF02822706
Nongdam P, Chongtham N (2011). In vitro rapid propagation of Cymbidium aloifolium (L.) Sw.: A medicinally important orchid via seed culture. J. Biol. Sci. 11:254-260. http://dx.doi.org/10.3923/jbs.2011.254.260
Okamoto T, Natsume M, Onaka T, Uchmaru F, Shimizu M (1966). The structure of dendramine (6-oxydendrobine) and 6-oxydendroxine.The fourth and fifth alkaloid from Dendrobium nobile. Chem. Pharm. Bull. 14:676-680. http://dx.doi.org/10.1248/cpb.14.676
Pant B, Chaudhary RP, Subedi A, Shakya LR (2002). Nepalese Himalayan Orchids and the conservation priorities. In :Proceeding of International Seminar on Mountains. Royal Nepal Acad. Sci. Technol. pp. 485-495.
Pant B, Gurung R (2005). In vitro seed germination and seedling development in Aerides odorata Lour. J. Orchid Soc. India 19:51-55.
Pant B, Swar S, Gurung, R (2007). Current Status and ex situ conservation of threatened orchids of Nepal. In:Proceedings 9th Asia Pacific Orchid Conference (APOC 9), Seol, Korea. pp.307-318.
Pant B (2008). Application of tissue culture for conservation of medicinal plants. In:PK. Jha và cộng sự (eds). Medicinal plants in Nepal:An anthology of contemporary research, Publisher, Ecological Society (ECOS) Kathmandu Nepal. pp. 240-245.
Pant B, Swar S, Karanjeet A (2008). Micropropagation of Coelogyne cristata Lindl. The Journal of Orchid Society of India. 22(1,2):45-48.
Pant B, Shrestha S, Pradhan S (2011). In vitro seed germination and seedling development of Phaius tancarvilleae (L'Her.) Blume. Scientific World 9:50-52.
http://dx.doi.org/10.3126/sw.v9i9.5518
Pant B, Thapa D (2012). In vitro mass propagation of an epiphytic orchid, Dendrobium primulinum Lindl. through shoot tip culture. Afr. J. Biotechnol. 11:9970-9974.
Pant B, Raskoti BB (2013). Medicinal Orchids of Nepal. Himalayan Map House, Pvt. Ltd. (Publisher).
Paudel MR, Pant B (2012). In vitro plant regeneration of Esmeralda clarkei Rchb. f. via protocorm explant. Afr. J. Biotechnol. 11:11704-11708. http://dx.doi.org/10.5897/AJB12.985
Pongener A, Deb CR (2011). In vitro regeneration of plantlets of Cymbidium iridioides D. Don using nodal segments as explants. Int. J. Appl. Biotechnol. Biochem. 1(4):389-400.
Pradhan S, Pant B (2010). In vitro seed germination in Cymbidium elegans Lindl. and Dendrobium densiflorum Lindl. ex Wall.(Orchidaceae). Botanica Orientalis: J.Plant Sci. 6:100-102.
Pradhan S, Paudel YP, Pant B (2013). Efficient regeneration of plants from shoot tip explants of Dendrobium densiflorum Lindl., a medicinal orchid. Afr. J. Biotechnol. 12(12):1378-1383.
Prasad DN, Achari G (1966). A study of anti-arthritic action of Vanda roxburghii in albino rats. J. Indian Med. Assoc. 46:234-237.
Puri H (1970) Salep-the drug from orchids. Bull. Am. Orchid Soc. p.39.
Rao A (1977). Tissue culture in the orchid industry. Applied and Fundamental Aspects of Plant Cell Tissue and Organ Culture. J. Reinert and YPS Bajaj (eds.). McGraw-Hill, New York:pp.44-69.
Reinikka MA (1995). A history of the Orchid. Portland Timber Press.
Richards J, Cribb P (1998). The genus Cypripedium. Royal Botanic Gardens, Kew Botanical Magazine Monograph. Timber Press, Portland, Oregon.
Rederbangh K, Fujii JA, Slade D (1993). Hydrated coatings of synthetic seeds. In: Synseeds (Ed.): K. Redenbaugh. CRC Press, Boca Raton. pp.35-46.
Sharma U, Rama R, Mohan J, Reddy A (2007). In vitro propagation of Dendrobium microbulbon A. Rich a rare ethnomedicinal herb. Indian J. Biotechnol. 6:381-384.
Sharma N, Chandel KPS (1996). In vitro conservation of Orchis latifolia: A threatened, medicinal terrestrial orchid Indian J. Plant Genet. Res. 9:109-113.
Shimura H, Matsuura M, Takada N, Koda Y (2007). An antifungal compound involved in symbiotic germination of Cypripedium macranthos var. rebunense (Orchidaceae). Phytochem. 68:1442-1447. http://dx.doi.org/10.1016/j.phytochem.2007.03.006
Shiau YJ, Nalawade SM, Hsia CN, Mulabagal V, Tsay HS (2005). In vitro propagation of Chinese medicinal plant, Dendrobium candidum Wall. Ex. Lindl. from axennic nodal segments. In Vitro Cell. Dev. Biol. Plant. 41:666-670. http://dx.doi.org/10.1079/IVP2005685
Shrestha R (2000). Some medicinal orchids of Nepal. In:The Himalayan plants, can they save us? Proceeding of Nepal-Japan joint symposium on conservation and utilization of Himalayan medicinal resources (Eds. T. Watanabe, A. Takano, M.S. Bista and H.K. Saiju), Society for the Conservation and Development of Himalayan Medicinal Resources (SCDHMR). pp. 153-156.
Singh A, Duggal S (2009). Medicinal Orchids:An Overview. Ethnobotanical Leaflets, 13:351-363.
Shyur LF, Chen CH, Lo CP, Wang SY, Kang PL, Sun SJ, Chang CA, Tzeng CM, Yang NS (2004). Induction of apoptosis in MCF-7 human breast cancer cells by phytochemicals from Anoectochilus formosanus. J. Biomed. Sci. 11:928-939.
Stewart SL, Kane ME (2006). Asymbiotic seed germination and in vitro seedling development of Habenaria macroceratitis (Orchidaceae), a rare Florida terrestrial orchid. Plant Cell Tiss. Org. Cult. 86:147-158. http://dx.doi.org/10.1007/s11240-006-9098-y
Subedi A (2011). New species, pollinator interactions and pharmaceutical potential of Himalayan orchids. Ph.D. Thesis, Leiden University, The Netherlands.
Suresh PK, Subramoniam A, Pushpangadan P (2000). Aphrodisiac activity of Vanda tessellata. Indian J. Pharmacol. 32:300-304.
Swarts N (2007). Integrated conservation of the rare and endangered terrestrial orchid Caladenia huegelii HG Reichb. Ph.D. Thesis, Australia.
Swarts ND, Dixon KW (2009). Terrestrial orchid conservation in the age of extinction. Ann. Bot. 104:543-556. http://dx.doi.org/10.1093/aob/mcp025
Szlachetko DL (2001). Genera et species Orchidalium. 1. Polish Bot. J. 46:11-26.
Tseng CC, Shang HF, Wang LF, Su B, Hsu CC, Kao HY, Cheng KT (2006). Antitumor and immunostimulating effects of Anoectochilus formosanus Hayata. Phytomed. 13:366-370.
http://dx.doi.org/10.1016/j.phymed.2004.01.016
Turner W (1568). The first and seconde partes of the Herbal of William Turner, doctor in Phisick, lately oversene, corrected and enlarged with the Third Parte. Cologne, (Original publication 1551).
Vacin EF, Went F (1949). Some pH changes in nutrient solutions. Botanical Gazette: pp.605-613. http://dx.doi.org/10.1086/335561
Vaidya B, Shrestha M, Joshee N (2002). Report on Nepalese orchid species with medicinal properties. Proceeding of Nepal-Japan joint Symposium on conservation and utilization of Himalayan medicinal resources. Society for the Conservation and Development of Himalayan Medicinal Resources (SCDHMR), Japan, pp.146-152.
Vij S (1993) Regeneration response of orchid roots: A study in vitro. J. Orchid Soc. India 7:61-72.
Vij S (2002). Orchids and tissue culture: current status. Role of plant tissue culture. In biodiversity conservation and economic development. Gyanodaya Prakashan, Nainital India. p.491.
Wang J, Matsuzaki K, Kitanaka S (2006). Stilbene derivatives from Pholidota chinensis and their anti-inflammatory activity. Chem. Pharma. Bull. 54:1216-1218. http://dx.doi.org/10.1248/cpb.54.1216
Watanabe K, Tanaka R, Sakurai H, Iguchi K, Yamada Y, Hsu CS, Sakuma C, Kikuchi H, Shibayama H, Kawai T (2007). Structure of cymbidine A, a monomeric peptidoglycan-related compound with hypotensive and diuretic activities, isolated from a higher plant, Cymbidium goeringii (Orchidaceae). Chem. Pharma. Bull. 55:780-783. http://dx.doi.org/10.1248/cpb.55.780
White KJ, Sharma B (2000). Wild orchids in Nepal: the guide to the Himalayan orchids of the Tribhuvan Rajpath and Chitwan Jungle: Bangkok, Thailand: White Lotus Press .
Williams CA (1979) The leaf flavonoids of the Orchidaceae. Phytochem. 18:803-813.
http://dx.doi.org/10.1016/0031-9422(79)80019-9
Wilson MF (2007). Medicinal plant fact sheet:Cypripedium:lady's slipper orchids. Virginia: Arlington.
Wimber D (1963). Clonal multiplication of Cymbidiums through tissue culture of the shoot meristem. Am. Orchid Soc. Bull. 32:105-107.
Won JH, Kim JY, Yun KJ, Lee JH, Back NI, Chung HG, Chung SA, Jeong TS, Choi MS, Lee KT (2006). Gigantol isolated from the whole plants of Cymbidium goeringii inhibits the LPS-induced iNOS and COX- 2 expression via NF-kappaB inactivation in RAW 264.7macrophages cells. Planta Med.72:1181-1187. http://dx.doi.org/10.1055/s-2006-947201
Yam TW, Arditti J, Cameron KM (2009). "The orchids have been a splendid sport"-an alternative look at Charles Darwin's contribution to orchid biology. Am. J. Bot. 96:2128-2154. http://dx.doi.org/10.3732/ajb.0900122
Yang L, Wang Z, Xu L (2006). Simultaneous determination of phenols (Bibenzyl, phenanthrene, and fluorene) in Dendrobium species by high-performance liquid chromatography with diode array detection. J. Chromatogr. A 1104:230-237. http://dx.doi.org/10.1016/j.chroma.2005.12.012
Yi Y, Xing F, Huang X, Chen H, WANG F (2005). Medicinal plants of Bulbophyllum species in China. J. Trop. Subtrop. Bot. 13:65-69.
Zhang D, Zhang Y, Liu G, Zhang J (2006). Dactylorhin B reduces toxic effects of β-amyloid fragment (25-35) on neuron cells and isolated rat brain mitochondria. Naunyn-Schmiedeberg's Arch. Pharmacol. 374:117-125. http://dx.doi.org/10.1007/s00210-006-0095-9
Zhao C, Liu Q, Halaweish F, Shao B, Ye Y, Zhao W (2003). Copacamphane, Picrotoxane, and Alloaromadendrane Sesquiterpene Glycosides and Phenolic Glycosides from Dendrobium moniliforme. J. Nat. Prod. 66:1140-1143. http://dx.doi.org/10.1021/np0301801
 
Trâm Anh
SBC Scientific
Hotline: 0945677929
Email: info@sbc-vietnam.com
 

Nhà phân phối